Mang thai

Sự thay đổi của thai nhi ở tuần 21 và tuần 22

Khi mang thai tháng thứ 5, mẹ có biết sự thay đổi của thai nhi ở tuần 21 và tuần 22 như thế nào không? Chúng mình cùng khám phá quá trình phát triển của thai nhi trong 2 tuần này nhé!

Sự thay đổi của thai nhi khi mẹ mang thai tuần thứ 21

Khi mẹ mang thai tháng thứ 5, hẳn mẹ rất thắc mắc không biết bé yêu trong bụng đã lớn được chừng nào rồi? Vào tuần này, bé yêu dài khoảng 18 cm (như cỡ một trái chuối) và xấp xỉ 310 gram. Trong thời điểm này, nước ối của mẹ sẽ thay đổi mỗi ngày tùy vào thức ăn mẹ ăn (ví dụ, nước ối có vị ớt ngày hôm nay, ngày khác lại là vị ngọt của chuối), và bé yêu trong bụng đang uống nước ối mỗi ngày (để cung cấp dịch, dưỡng chất, và cũng để luyện tập cho việc nuốt và tiêu hóa thức ăn), và như vậy bé sẽ cảm nhận được bất cứ mùi vị nào từ thức ăn mà mẹ đã ăn vào trong ngày.

Những thay đổi của thai nhi ở tuần thứ 21: Cánh tay và cẳng chân cuối cùng cũng được phân chia cân xứng, dây thần kinh được nối liền từ não bộ đến cơ, các sụn trong toàn cơ thể cũng được cốt hóa thành xương. Điều này có nghĩa là nếu bé thực hiện cử động (có lẽ lúc này mẹ đã cảm nhận được rồi), thì động tác chúng sẽ phối hợp đồng bộ, chứ không còn là những cú giật xóc nẩy riêng rẽ như trước.

Sự thay đổi của thai nhi ở tuần 21 và tuần 22

Sự thay đổi của thai nhi ở tuần thứ 21 -22

Sự thay đổi của thai nhi ở tuần 22

Khi mẹ mang thai ở tuần thứ 22, kích thước của bé vào cỡ khoảng 450 gram cùng với chiều cao cỡ 20 cm, tức là cỡ một con búp bê nhỏ.Tuy nhiên “búp bê” của mẹ là một sinh thể sống, với sự phát triển các giác quan, như xúc giác, thị giác, thính giác và vị giác. Lúc này, bé có thể tóm lấy dây cuống rốn (vì lúc này cũng không có nhiều thứ khác để nắm) và tập những cú nắm tay thật chặt, để sau này, sớm thôi, bé sẽ nắm được tay cũng như giật lấy tóc của mẹ mình. Hẳn mẹ cũng sẽ thắc mắc, vậy thời điểm này thai nhi có thấy được gì không? Dù trong buồng tử cung tối đen như mực, kể cả khi mi mắt vẫn dính, bé yêu đã có thể nhận biết được ánh sáng và bóng tối rồi đấy. Nếu mẹ dùng đèn pin để rọi sáng vào bụng mình, mẹ sẽ cảm thấy bé có phản ứng lại, có lẽ bé đang cố xoay mình để tránh đi nguồn sáng. Bé còn có thể nghe được âm thanh khác như giọng nói của mẹ, của bố, âm thanh nhịp đập của tim mẹ, âm thanh tiếng máu chảy tuần hoàn trong người mẹ, âm thanh hệ tiêu hóa đang làm việc phát ra từ dạ dày hay ruột, tiếng chó sủa, tiếng còi xe hay tiếng vô tuyến truyền hình lớn. Và bé còn nếm được tất cả mọi thứ mà mẹ ăn vào nữa.




  1. Heidi Murkoff & Sharon Mazel, 2008, What to expect when you’re expecting, 4th edn, Workman Publishing, USA. P 232-235
  2. 5th month pregnancy care. What to expect, do’s and dont’s. Đọc thêm tại: <http://www.momjunction.com/articles/5th-month-pregnancy-care-expect-dos-donts_0078434/2/>. [Ngày 03 tháng 08 năm 2015]
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com