Mang thai tháng thứ 7-8-9

Mang thai tháng thứ 7, mẹ bị ngã phải làm sao?

Trong thai kỳ, hầu hết các mẹ bầu đều được dặn dò nên cẩn thận trong việc đi đứng, sinh hoạt cá nhân… Thế nhưng tôi lại bị ngã khi mang thai tháng thứ 7, liệu điều này có ảnh hưởng xấu đến con tôi?

Có phải việc mang thai làm cho mẹ dễ bị vấp ngã hơn?

Mẹ bị té ngã ư? Điều này không có gì đáng ngạc nhiên, vì khi mẹ bước vào tam cá nguyệt thứ ba, có rất nhiều yếu tố phối hợp với nhau khiến cho mẹ dễ bị chúi nhũi như vậy.

  • Khả năng giữ thăng bằng của mẹ đã không còn hoàn hảo như trước. Mang thai tháng thứ 7 trở đi, bụng mẹ lớn lên làm cho trọng lực trọng tâm của cơ thể bị đẩy về phía trước nên mẹ chẳng thể linh hoạt và giữ thăng bằng tốt.
  • Sự lỏng lẻo, bất ổn định của các khớp, sẽ làm cho mẹ trở nên vụng về hơn và khiến mẹ dễ ngã sấp xuống, đặc biệt là những cú chạm bụng xuống mặt đất.
  • Mệt mỏi khi mang thai cũng có thể là “thủ phạm” khiến mẹ bị té ngã. Mẹ dễ ưu tư và hay mơ mộng hơn, cũng như việc mẹ sẽ gặp khó khăn trong việc nhìn thấy được chân của mình do bụng to – tất cả những đều vừa kể ở trên đều khiến cho mẹ dễ vấp bậc thềm hay trượt té.

tai-nan-te-nga-khi-mang-thai-thang-thu-7-hinh-anh1

Có nhiều nguyên nhân khiến mẹ bị ngã khi mang thai tháng thứ 7

Thai nhi có sao không nếu mẹ bị ngã?

Mặc dù khi bị té ngã như vậy sẽ để lại cho mẹ nhiều vết trầy xước và bầm tím trên da (đặc biệt mẹ sẽ bị bầm tím và dễ tổn thương về tinh thần nếu bị té chốn đông người), nhưng thai nhi thực sự rất hiếm khi phải chịu tác động gì từ sự vụng về này của mẹ.

Tại sao ư? Bởi thai nhi được bảo vệ bởi hệ thống hấp thụ rung động tinh vi nhất thế giới, bao gồm nước ối, màng nhau dẻo dai, cơ tử cung rắn chắc và đàn hồi tốt, khoang bụng cứng cáp, được bao phủ bởi lớp cơ và xương.

tai-nan-te-nga-khi-mang-thai-thang-thu-7-hinh-anh2

Đừng quá lo lắng nếu mẹ bị ngã,  để ý các triệu chứng sau đó là việc mẹ cần quan tâm

Nếu như hệ thống này bị xuyên thủng hoặc thai nhi trong bụng bị tổn thương, thì hẳn là mẹ đã bị chấn thương rất nghiêm trọng, và khi tình huống này xảy ra chắc chắn mẹ sẽ được đưa đến bệnh viện ngay rồi.

Mẹ bầu 7 tháng lỡ bị té ngã phải làm gì?

Khi mang thai tháng thứ 7, dù chỉ là một cú ngã nhẹ nhưng cần đảm bảo rằng mẹ đã ổn.

Sau khi bị ngã, mẹ hãy cố gắng ngồi xuống và nghỉ ngơi một chút, ngưng mọi việc mẹ đang làm (làm việc hoặc mua sắm), dùng một tách trà tại một quán nước gần đó nếu đang ở ngoài, hoặc ngồi trên ghế sofa nếu như đang ở nhà.

Dù nặng hay nhẹ nhưng nếu mẹ bị ngã khi mang thai tháng thứ 7 kèm theo những dấu hiệu này thì hãy đến bác sĩ ngay nhé:

  • Xuất huyết ra nước ối âm đạo.
  • Nhận thấy thai hoạt động ít hơn hẳn
  • Bụng cứ đau liên tục, kéo dài một khoảng thời gian sau khi té ngã (bỏ qua cơn đau nhỏ mẹ có thể cảm nhận ngay sau khi té, có thể đó là do bị căng một chút khi té).

tai-nan-te-nga-khi-mang-thai-thang-thu-7-hinh-anh4

Bác sĩ sẽ giúp mẹ “chữa lành” cho bé con

Phòng tránh té ngã trong thai kỳ

Dưới đây là vài mẹo nhỏ giúp mẹ bầu “nói không” với chuyện té ngã khi mang thai:

  • Tránh chủ quan khi đi đứng, chậm mà chắc mẹ nhỉ. Nếu phải đi ra ngoài, trừ khi đi tiệc hoặc việc quan trọng mẹ nên chọn giày/guốc đế thấp thay vì đế cao và phù hợp với kích thước chân – việc này sẽ hỗ trợ mẹ rất tốt. Đồng thời, mẹ bầu cũng cần lưu ý khi lên xuống cầu thang, đừng quên vịn vào tay vịn cầu thang khi đi nhé.
  • Hãy cẩn thận vào mùa mưa. Trời mưa đường xá rất trơn và việc té ngã rất dễ xảy ra, mẹ nên cẩn thận.
  • Cẩn thận khi đi bộ ngoài đường. Nếu phải đi bộ ngoài đường một mình, hãy chọn chỗ sáng và cố gắng đi vào bên lề đường. Đi chậm thôi mẹ nhé vì bụng mẹ ngày càng lớn, mẹ không thể xử lý tình huống nhanh được vậy nên mẹ không thể đi nhanh được như trước.
  • Thận trọng khi tắm hoặc đi toilet. Khi đi toilet hoặc vào nhà tắm nên mở đèn trước khi bước vào, và đặc biệt cần chú ý sàn nhà vì thông thường sàn toilet hoặc nhà tắm rất hay ướt và dễ bị té ngã nếu mẹ không cẩn thận.

tai-nan-te-nga-khi-mang-thai-thang-thu-7-hinh-anh5

Mẹ cũng có thể trang bị thảm trong nhà tắm để tránh việc té ngã

  • Ăn uống và nghỉ ngơi đầy đủ. Chóng mặt, hoa mắt, cơ thể suy kiệt là một trong những nguyên nhân tác động khiến mẹ bị té ngã. Do vậy hãy lên kế hoạch dinh dưỡng cho mình hợp lý và nghỉ ngơi đầy đủ để hạn chế việc té ngã mẹ nhé!



  1. Heidi Murkoff & Sharon Mazel, 2008, What to expect when you’re expecting, 4th edn, Workman Publishing, USA. Page 290
  2. Pregnancy fears: trips and accidents. Đọc thêm tại:<http://www.madeformums.com/pregnancy/pregnancy-fears-trips-and-accidents/29968.html>. [Ngày 22 tháng 08 năm 2015]
  3. Bị té ngã khi mang thai có đáng lo? Đọc thêm tại: <http://yeutre.vn/bai-viet/bi-te-nga-khi-mang-thai-co-dang-lo.11519/>. [Ngày 25 tháng 11 năm 2016]
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com