Mong con

Giải mã những điều bí ẩn về “cô bé”

Tất tần tật về cấu tạo và chức năng âm vật: Âm đạo (âm vật) là nơi tiếp nhận các tế bào sinh sản nam, còn gọi là tinh trùng và là đường ống dẫn kinh nguyệt ra bên ngoài. Một phần của quá trình sinh nở cũng diễn ra tại đây. Cùng giải mã những điều bí ẩn về cấu tạo cũng như chức năng âm vật các bạn nhé!

Âm đạo phụ nữ có cấu tạo như thế nào?

Độ dài trung bình của âm đạo vào khoảng 9 cm. Bộ phận này nằm ngay phía trước trực tràng và sau bàng quang (bọng đái), hẹp ở hai đầu. Phần phía trên của âm đạo được liên kết với cổ tử cung.

Đối với những phụ nữ chưa giao hợp lần nào, hầu hết những xâm nhập từ bên ngoài vào phía trong âm đạo sẽ bị cản lại bởi một lớp mô mỏng gọi là màng trinh. Một phần đầu của âm đạo (lỗ âm đạo) được che phủ bởi hai môi lớn của âm hộ.

Cấu tạo âm đạo gồm: một khoang rỗng và các bó cơ ở hai bên thành âm đạo, rất dày nhưng lại có độ đàn tốt để đáp ứng được với những chuyển động của dương vật trong khi giao hợp và đủ chỗ cho em bé chui ra ngoài.

Chúng được cấu thành từ hai lớp sợi cơ: một lớp cơ vòng yếu ở bên trong và một lớp cơ chạy theo chiều dọc ở bên ngoài.

Bao bọc lớp cơ này còn có một lớp mô bao gồm các mạch máu, mạch bạch huyết và dây thần kinh liên kết với nhau và với các mô ở bàng quang, trực tràng, và các bộ phận khác xung quanh xương chậu.

Tất tần tật về cấu tạo và chức năng của âm vật

Cần nắm rõ cấu tạo và chức năng âm vật trong hệ thống các cơ quan sinh dục nữ

Thế chức năng của âm vật (âm đạo) là gì?

Thành âm đạo phản ứng với các hormone tiết ra từ buồng trứng bằng cách tạo ra tế bào mới hoặc bóc tách các tế bào cũ. Độ dày của nó phụ thuộc vào nồng độ estrogen được tiết ra từ buồng trứng. Lớp thành âm đạo này đạt đến độ dày và co giãn cao nhất trong những giai đoạn rụng trứng và mang thai của người phụ nữ.

Đặc biệt, chức năng âm vật có lớp thành âm đạo nhiều gợn nằm nang, còn được gọi là nếp nhăn âm đạo, cho phép âm đạo giãn nở theo nhiều kích thước khác nhau. Tuy nhiên, những nếp nhăn này thường biến mất ở những phụ nữ lớn tuổi hoặc đã sinh con.

Âm đạo không có bất kỳ tuyến nội tiết nào cả. Do đó, trước đây các nhà khoa học cho rằng chất nhầy giúp bôi trơn âm đạo là do cổ tử cung hoặc tuyến Bartholin ở môi âm hộ tiết ra.

Tuy nhiên, sau quá trình quan sát và nghiên cứu lâm sàng, năm 1996 hai nhà khoa học William H. Masters và Virginia Johnson đã khám phá ra rằng trong quá trình giao hợp, có một chất lỏng giống như là dịch nhầy thẩm thấu qua thành âm đạo và giúp bôi trơn bộ phận này.

Một số bệnh tiềm ẩn liên quan đến “cô bé”

Các tế bào trong thành âm đạo chứa rất nhiều glycogen (dự trữ trong các tinh bột động vật). Các vi khuẩn trong âm đạo sẽ lên men glycogen để sản xuất ra acid lactic. Acid lactic sẽ khiến cho bề mặt thành âm đạo có tính acid nhẹ nhằm bảo vệ cơ quan này khỏi các vi khuẩn gây bệnh xâm nhập từ bên ngoài cơ thể vào thông qua lỗ âm đạo.

Tất tần tật về cấu tạo và chức năng của âm vật hình ảnh 2

Tìm hiểu cấu tạo, chức năng âm vật và những bệnh liên quan

Một số bệnh liên quan đến âm đạo bao gồm:

Viêm âm đạo: thường là do nhiễm khuẩn men hoặc các vi khuẩn khác. Các triệu chứng viêm âm đạo bao gồm: ngứa, chảy mủ hoặc bốc mùi hôi.

Co thắt âm đạo: là hội chứng các cơ âm đạo tự co thắt lại giao hợp, có thể gây căng thẳng về mặt tâm lý hoặc ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe.

Sùi mào gà (hay còn gọi là bệnh mụn cóc sinh dục): bệnh này có thể ảnh hưởng đến âm hộ, âm đạo và cổ tử cung.

Bệnh trichomoniasis: đây là một loại bệnh viêm âm đạo do nhiễm nấm trichomonas. Bệnh này lây qua đường tình dục và cũng khá dễ chữa trị.

Nhiễm khuẩn âm đạo: tình trạng mất cân bằng của các vi khuẩn có lợi trong âm đạo, thường gây mùi hôi và chảy mủ. Thụt rửa bằng vòi sen hoặc quan hệ với một đối tượng mới có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.

Bệnh mụn rộp sinh dục (còn gọi là bệnh herpes sinh dục): bệnh do virus herpes gây ra, lây lan qua đường tình dục và ảnh hưởng đến âm hộ, âm đạo, và cổ tử cung bằng các vết phồng rộp hoặc lở loét tái đi tái lại gây đau đớn. Bệnh này thường không có triệu chứng nào cụ thể, có thể điều trị được nhưng không dứt hẳn.

Bệnh lậu: đây là bệnh gây nhiễm khuẩn qua đường tình dục và ảnh hưởng đến cổ tử cung nhiều nhất. Có hơn một nửa số trường hợp mắc bệnh không có triệu chứng gì cụ thể nhưng hầu hết có thể gây chảy mủ và ngứa âm đạo.

Bệnh Chlamydia: do vi khuẩn Chlamydia gây ra, lây truyền qua đường tình dục và cũng chỉ có ½ số phụ nữ mắc bệnh có các triệu chứng rõ ràng; thường gây chảy mủ âm đạo, đau âm đạo hoặc đau bụng.

Ung thư âm đạo: đây là một bệnh rất hiếm gặp.

Sa thành âm đạo: các cơ vùng xương chậu, đại tràng, tử cung hoặc bàng quang yếu dần đi do sinh nở và gây chèn ép âm đạo. Một số trường hợp âm đạo còn bị lòi ra khỏi cơ thể.



  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Vagina Anatomy. Đọc thêm tại: <http://www.britannica.com/science/vagina>. [Ngày 16 tháng 12 năm 2015]
  2. Vagina Conditions. Đọc thêm tại: <http://www.webmd.com/women/picture-of-the-vagina>. [Ngày 16 tháng 12 năm 2015]
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com