Nuôi con

Vì sao cha mẹ lại tạo áp lực học tập cho con?

Vì mong con có cuộc sống tốt, nhiều cha mẹ đã đặt áp lực học tập nặng nề lên con, bắt con phải đạt điểm số xuất sắc bằng mọi giá. Áp lực này tác động như thế nào đến trẻ vị thành niên đây? Cha mẹ cùng tìm hiểu ở bài viết sau nhé!

Vì sao cha mẹ lại tạo áp lực học tập cho con?

Cha mẹ luôn muốn những điều tốt nhất cho con cái. Cha mẹ mong muốn con mình hạnh phúc và muốn làm mọi thứ có thể để trang bị cho con. Đây là điều hết sức bình thường và theo lẽ tự nhiên. Tuy nhiên, ước muốn này cũng có thể khiến cha mẹ tạo áp lực học tập cho con cái, ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý của trẻ vị thành niên. 

Vì sao cha mẹ lại tạo áp lực học tập cho con

Những ước muốn của cha mẹ có thể tạo áp lực và ảnh hưởng đến con

Có hai loại áp lực là áp lực lành mạnh và áp lực không lành mạnh. Áp lực lành mạnh là khi cha mẹ truyền những điều tốt nhất cho trẻ, hỗ trợ và động viên trẻ. Áp lực này tạo động lực để trẻ học tập và làm việc tốt hơn. Áp lực không lành mạnh thúc đẩy và thuyết phục trẻ vào những hoạt động không đáp ứng nhu cầu của trẻ, mà là đáp ứng nhu cầu của cha mẹ. 

Nhiều cha mẹ luôn mong ước con mình thi đỗ vào các trường đại học hàng đầu, sau đó làm việc trong những ngành nghề có thu nhập cao. Để đạt được những mong ước đó, trẻ phải học hành tốt trong các năm học. Cho rằng kiến thức là cánh cửa duy nhất để con có được cuộc sống tốt hơn, nhiều cha mẹ tạo áp lực học tập cho con cái vì mong con học thật giỏi ở trường và có cơ hội bước vào những lĩnh vực chuyên môn như khoa học, y học, kỹ thuật,…

Áp lực học tập vốn xuất phát từ ý định tốt của cha mẹ là muốn con cái học hành tốt, nhưng họ thường bị ảnh hưởng nặng nề bởi guồng xoáy áp lực học hành của xã hội. Cha mẹ đều biết rằng thời nay khó vào đại học hơn ngày xưa. Sự bùng nổ ngành công nghiệp luyện thi khiến cha mẹ cảm thấy áp lực vì phải đảm bảo rằng con mình đạt điểm cao ở kỳ thi đại học. 

Vi sao cha me lai tao ap luc hoc tap cho con hinh anh 2

Cha mẹ thường tạo áp lực và quyết định thay cho trẻ và muốn trẻ thực hiện những điều mà cha mẹ chưa thực hiện được

Bên cạnh đó, một số cha mẹ có những nỗi đau và nỗi sợ hoặc có những mong muốn chưa đạt được từ thời thơ ấu của mình. Và khi đó, cha mẹ thường tạo áp lực, tạo mọi điều kiện và bù đắp cho con quá mức, hoặc tham gia vào cuộc sống của trẻ, quyết định thay cho trẻ và muốn trẻ thực hiện những điều mà cha mẹ chưa thực hiện được. 

Ảnh hưởng tiêu cực của áp lực học tập lên trẻ vị thành niên

Phần lớn áp lực học tập sẽ tác động bất lợi đến trẻ vì trẻ cảm thấy bị căng thẳng và quá lo âu cho tương lai. Đây không phải là biểu hiện tốt. Nó tốt khi áp lực trở thành động lực cho trẻ phấn đấu, nhưng sẽ không tốt nếu trẻ liên tục bị căng thẳng hoặc phải từ bỏ các sở thích, đam mê chỉ để học những môn học mà trẻ không thích.

Áp lực học tập còn có thể gây ra cảm giác tiêu cực đối với chuyện học hành, một vài trẻ học hành sa sút hơn khi có quá nhiều áp lực, thậm chí mắc trầm cảm, lo âu hoặc là tự tử.

  • Căng thẳng và lo âu

Trước quá nhiều áp lực từ cha mẹ, nhiều trẻ vị thành niên đã gục ngã. Những triệu chứng như mất ngủ, rối loạn ăn uống, lo lắng quá mức, gian lận, kiệt sức, từ bỏ sở thích cá nhân hoặc xa lánh bạn bè và gia đình là những hậu quả do bị áp lực học tập quá mức. Những trẻ cảm thấy bị quá tải bởi việc học còn có thể bị đau dạ dày, tiêu chảy, đau đầu và phát ban. Nhiều trẻ có thể gặp ác mộng hoặc không chịu đi học.

Vì sao cha mẹ lại tạo áp lực học tập cho con hình ảnh 2

Khi áp lực học tập quá mức, trẻ có thể bị đau dạ dày, tiêu chảy, đau đầu…

  • Hình ảnh tiêu cực về bản thân

Trong một môi trường học tập với những bài kiểm tra liên tục và 4 – 5 tiếng cho bài tập về nhà mỗi tối, không có gì đáng ngạc nhiên khi nhiều cha mẹ cảm thấy buộc phải kiểm soát và quản lý việc học hành của con mình. Tuy nhiên, một nghiên cứu cho thấy, hậu quả của việc kiểm soát và quản lý này hết sức tiêu cực và khiến trẻ cảm thấy bị đè nặng bởi các áp lực học tập. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng những trẻ bị bố mẹ đặt nhiều áp lực bằng cách quản lý quá mức việc học tại trường có khả năng cao mắc trầm cảm, giảm mức độ thỏa mãn về cuộc sống, giảm tính tự chủ và năng lực. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng mặc dù cha mẹ tin rằng họ có thể hỗ trợ con, nhưng cuối cùng thì phong cách nuôi dạy con vô cùng kiểm soát này đã làm suy yếu sự phát triển nhận thức của trẻ về bản thân và sự tự tin.



  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Putting Pressure on Children and Teenagers: How Much Is Too Much?. Đọc thêm tại: <http://teachingheart.typepad.com/my_weblog/2011/03/putting-pressure-on-children-and-teenagers-how-much-is-too-much.html>. [Ngày 8 tháng 8 năm 2015]. 
  2. The Effects of Academic Parental Pressure on Kids. Đọc thêm tại: <http://motherhood.modernmom.com/effects-academic-parental-pressure-kids-10380.html>. [Ngày 8 tháng 8 năm 2015].
  3. Dealing with Academic Pressure. Đọc thêm tại: <http://www.voicesofyouth.org/en/posts/dealing-with-academic-pressure>. [Ngày 8 tháng 8 năm 2015].
  4. Donald E. Greydanus, MD, FAAP and Philip Bashe (2003). Caring for Your Teenager. USA: American Academy of Pediatrics, trang 144 -146.
  5. Edith Wen-Chu Chen and Glenn Omatsu (2006). Teaching about Asian Pacific Americans: Effective Activities, Strategies, and Assignments for Classrooms and Communities. 2nd edition. Rowman & Littlefield Publishers. Trang 13.
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com