Sức khỏe

Bệnh polyp mũi ở trẻ em liệu có nguy hiểm

Bạn nghi ngờ bé bị bệnh polyp mũi nhưng không chắc chắn và thắc mắc suy nghĩ nguyên nhân polyp mũi ở trẻ em như thế nào? Polyp mũi có nguy hiểm và có những phương pháp điều trị nào cho tình trạng này? Hãy cùng mekhonghoanhao.com tìm hiểu để có cách phòng ngừa và chữa cho bé nhé!

>> Muốn đưa con đi khám nhi tại Hà Nội thì các mẹ hãy lưu lại ngay danh sách này nhé!

Polyp mũi là gì?

Polyp mũi là một khối u được tạo thành ở bên trong mũi hay các xoang, phổ biến nhất là ở những lỗ đổ của các xoang vào mũi. Đây là một tình trạng thường gặp và lành tính. Tuy nhiên, tình trạng này có thể gây bít tắc hoàn toàn khoang mũi hoặc mũi họng, gây ra hội chứng ngưng thở lúc ngủ và các triệu chứng giống viêm xoang.

Nguyên nhân của polyp mũi

Nguyên nhân gây ra bệnh vẫn còn chưa rõ, polyp mũi thường phát triển trên nền viêm mạn tính, các rối loạn chức năng thần kinh thực vật và các rối loạn di truyền. Đa số các giả thiết cho rằng polyp là biểu hiện đặc trưng cho hiện tượng viêm mãn tính, do đó, bất cứ tình trạng nào dẫn đến viêm mãn tính trong khoang mũi đều có thể gây ra polyp mũi.

Các tình trạng có thể liên quan đến việc gây ra polyp mũi, bao gồm:

  • Hen phế quản
  • Xơ nang dịch
  • Viêm mũi dị ứng
  • Viêm mũi nấm dị ứng
  • Viêm mũi – xoang mạn tính
  • Hội chứng bất động lông chuyển nguyên phát
  • Bất dung nạp với Aspirin, rượu cồn
  • Hội chứng Churg-Strauss
  • Hội chứng Young
  • Viêm mũi không dị ứng kèm theo hội chứng tăng bạch cầu ái toan.

Triệu chứng của polyp mũi ở trẻ em

Các đặc điểm của triệu chứng trong bệnh này phụ thuộc vào độ lớn của khối polyp.

Polyp mũi nhỏ có thể không gây ra triệu chứng gì và chỉ phát hiện tình cờ khi khám tổng quát nếu polyp này nằm nhô ra phía trước của cuống mũi giữa. Polyp mũi nếu nằm ở phía sau sẽ không thể phát hiện khi thăm khám thông thường nếu như bé không có triệu chứng gì. Polyp mũi nhỏ tại một số vị trí thông thường như cuống mũi giữa có thể gây triệu chứng và làm chặn dòng chảy của các xoang, dẫn đến bệnh viêm xoang tái đi tái lại hay viêm xoang mạn tính.

Các triệu chứng do polyp gây ra có thể là: tắc nghẽn đường dẫn khí ở mũi, chảy nước mũi ra lỗ mũi sau, nhức đầu âm ỉ, ngủ ngáy và sổ mũi. Trên một bé bị viêm xoang mạn tính thì giảm khứu giác và mất khứu giác cũng là một bằng chứng cho thấy bé có polyp mũi.

benh-polyp-mui-o-tre-em-hinh-anh

Sổ mũi là một trong những triệu chứng của polyp mũi ở trẻ em

Polyp lớn hay một polyp đơn độc có thể gây bít tắc hoàn toàn khoang mũi hoặc mũi họng. Điều này có thể gây ra triệu chứng ngưng thở lúc ngủ và tình trạng thở bằng miệng kéo dài.

Nếu bạn nhận thấy bé nhà mình có những triệu chứng này, hãy nhanh chóng đưa bé đến bác sĩ để có được chẩn đoán chính xác và có phương pháp điều trị thích hợp nhé.

Chẩn đoán polyp mũi ở trẻ em bằng cách nào?

  • Nhóm xét nghim sinh hóa:

Xét nghiệm huyết thanh tìm dị nguyên bằng cách hấp thụ tia X (RAST) và một số xét nghiệm da khác để tìm dị nguyên: Phương pháp này thường thực hiện cho bé có polyp mũi kèm theo viêm mũi dị ứng.

Xét nghiệm đo nồng độ Chlor trong mồ hôi và xét nghiệm di truyền: Dùng cho bé có nhiều polyp mũi lành tính để tìm bệnh xơ nang dịch (CF).
Phết mũi tìm bạch cầu đa nhân ái toan để giúp chẩn đoán phân biệt giữa viêm xoang dị ứng và không dị ứng.
  • t nghiệm hình ảnh học:
Tiêu chuẩn để chẩn đoán các thương tổn ở mũi, nhất là các polyp mũi và viêm xoang, đó là chụp phim CT với lát cắt mỏng (1 – 3 mm) với tư thế chụp vùng hàm – mặt, cắt đứng dọc qua các xoang và mặt cắt ngang. Thực hiện chụp CT có cản quang khi phẫu thuật nội soi cần có phim chụp để hướng dẫn đường mổ. Phim chụp X quang thông thường không có giá trị sử dụng khi chẩn đoán polyp mũi.
Cũng có thể thực hiện thêm chụp MRI khi có nghi ngờ hướng tới các nguyên nhân khác từ trong sọ hoặc do sự phì đại của các polyp mũi lành tính.
Các đặc trưng trên phim CT và MRI có thể hỗ trợ cho chẩn đoán polyp mũi, giúp xác định mức độ tổn thương trong khoang mũi, xoang hay các tổn thương tiềm tàng khác, và đồng thời cũng thu hẹp phạm vi chẩn đoán phân biệt.

Điều trị polyp mũi ở trẻ

Việc điều trị bệnh polyp mũi ở trẻ em rất đa dạng, tùy vào mức độ trầm trọng và nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Trong những trường hợp polyp mũi nhẹ, bác sĩ có thể tiến hành điều trị cho bé bằng cách kê toa, cho dùng thuốc corticosteroid đường mũi hoặc đường uống, thuốc này sẽ giúp làm giảm kích thước và giảm bớt tình trạng viêm mạn tính niêm mạc mũi và trong các xoang.

chan-doan-dieu-tri-va-phong-ngua-benh-polyp-mui-o-tre-hinh-anh

Điều trị polyp mũi ở trẻ em

Nếu bệnh polyp mũi gây ra những triệu chứng nặng, cần phẫu thuật vào khoang mũi hay các xoang để bỏ đi khối polyp tăng sinh, nhất là đối với các bé có tình trạng hen suyễn tiềm ẩn hoặc bệnh xơ nang dịch. Chăm sóc hậu phẫu thường cũng cần phải dùng thuốc thường xuyên để ngăn ngừa sự xuất hiện của những polyp mũi mới.

Phòng ngừa polyp mũi ở trẻ em

Điều quan trọng nhất trong việc phòng ngừa polyp mũi là kiểm soát tình trạng viêm tiềm ẩn.

Những trẻ bị viêm mũi dị ứng kéo dài hoặc thường xuyên thì cần phải thay đổi môi trường sống, tránh tiếp xúc dị nguyên, dùng thuốc kháng histamine, steroid dùng đường mũi, và một liều chích giải dị ứng (nếu cần thiết).

Điều trị đơn độc hen suyễn không thể ngăn ngừa được sự hình thành polyp mũi. Thông thường, những bé này cần phải dùng thêm steroid dùng đường mũi lâu dài.

Những bé bị nhiễm trùng mạn tính thì cần được điều trị kháng sinh một cách thích hợp để giải quyết tốt tình trạng nhiễm trùng và tránh hình thành polyp mũi. Tuy nhiên, nếu tình trạng nhiễm trùng vẫn không đáp ứng với kháng sinh hoặc cứ tiếp tục phát triển sau đó (4 – 5 lần hoặc hơn trong 1 năm) thì chỉ định phẫu thuật là điều cần thiết cho bé.

Đối với những bé bị đột biến bất thường về cấu trúc, gây ra polyp, có thể được phẫu thuật tạo hình lại cấu trúc.

Đặc biệt là các bé có kèm hen suyễn, nhạy cảm aspirin hay hội chứng NARES, có thể dùng một số thuốc đối vận leukotriene.




  1. Nasal polyp. Đọc thêm tại: <http://emedicine.medscape.com/article/994274-overview> [Ngày 24 tháng 7 năm 2014]
  2. Nasal polyp in children. Đọc thêm tại: <http://www.livestrong.com/article/512047-nasal-polyps-in-children/> [Ngày 24 tháng 7 năm 2015]
  3. Nasal polyp. Đọc thêm tại: <http://advancedotolaryngology.com/patient-education/nasal-polyps/> [Ngày 24 tháng 7 năm 2015]
  4. Nasal polyps. Đọc thêm tại: <http://www.webmd.com/allergies/guide/nasal-polyps-symptoms-and-treatments> [Ngày 24 tháng 7 năm 2015]
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com