Sức khỏe

Biểu hiện của bé khi bị chấn thương đầu

Hầu hết các chấn thương đầu ở trẻ em khá nhẹ và không gây hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên vẫn có một số chấn thương nghiêm trọng cần đến sự hỗ trợ y tế. Tham khảo bài viết để nhận biết những biểu hiện của chấn thương và có cách xử lý đúng đắn mẹ nhé!

Dưới đây là một vài biểu hiện chấn thương giúp mẹ phân biệt được chấn thương đầu nào cần chăm sóc y tế và trường hợp nào chỉ cần dỗ dành, xoa dịu bé là được.

Chấn thương da đầu

Da đầu chứa rất nhiều mạch máu nên một vết cắt nhỏ xíu cũng có thể khiến bé bị chảy máu. Trên đầu bé có thể bị sưng và bầm tím sau cú va đập do các tĩnh mạch của da đầu bị vỡ và tụ lại dưới da đầu. Tuy nhiên các chỗ sưng và bầm sẽ tan hết sau vài ngày hoặc 1 tuần.

Chấn thương bên trong

Khi bé bị chấn thương đầu bên trong sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, vì vậy mẹ cần lưu ý một số dấu hiệu như:

  • Bé có vẻ buồn ngủ quá mức hoặc ngủ lịm đi trong khi không phải là giờ ngủ, hoặc mẹ không thể đánh thức bé trong khi bé đang ngủ vào ban đêm (mẹ nên cố gắng đánh thức bé một lần hoặc hai lần trong đêm đầu tiên sau khi bé bị va đập mạnh ở đầu).

Bieu hien cua be khi bi chan thuong dau hinh anh

Bé bị chấn thương đầu bên trong có thể biểu hiện buồn ngủ quá mức

 

  • Bé bị nhức đầu không dứt (ngay cả khi dùng Acetaminophen) hoặc ói mửa nhiều lần. Nhức đầu và nôn mửa thường xảy ra sau khi bị chấn thương đầu, nhưng thường nhẹ và chỉ kéo dài vài giờ. Những bé còn nhỏ có thể không diễn đạt được cho mẹ biết rằng bé bị nhức đầu nên bé có thể khóc và mẹ không thể dỗ được.
  • Bé cáu kỉnh liên tục hoặc cực kỳ khó chịu. Vì bé còn quá nhỏ để nói cho mẹ biết những gì bé cảm thấy, nên dấu hiệu này có thể cho thấy bé đang bị nhức đầu dữ dội.
  • Nếu bé có bất kỳ thay đổi nào liên quan đến thần kinh, cảm giác, khả năng vui chơi hoặc sức khỏe thì bạn cần đưa bé đi khám ngay lập tức. Bé có thể sẽ có một số dấu hiệu như chân tay yếu ớt, đi lại vụng về, nói lắp, lác mắt hoặc nhìn kém.
  • Bé lại tiếp tục bất tỉnh sau khi vừa tỉnh lại, hoặc bé bị một cơn động kinh (co giật) hay nhịp thở không đều. Đây là những dấu hiệu cho thấy các hoạt động của não bị xáo trộn và có thể bé đang bị chấn thương đầu nghiêm trọng.

Nếu thấy bé có các dấu hiệu và triệu chứng như trên, mẹ cần đưa bé đến bệnh viện ngay lập tức. Tuy nhiên, một số bé có thể không xuất hiện bất kì triệu chứng gì sau nhiều ngày hay thậm chí là nhiều tháng. Điều này làm cho mẹ rất khó nhận biết rằng bé có đang bị chấn thương đầu hay không.

Xem thêm: Chấn thương đầu ở trẻ em nguy hiểm như thế nào?




  1. Head  injury. Đọc thêm tại: <http://kidshealth.org/parent/firstaid_safe/emergencies/head_injury.html>. [Ngày 11 tháng 11 năm 2014].
  2. Head injury – first aid. Đọc thêm tại: <http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/000028.htm>. [Ngày 11 tháng 11 năm 2014].
  3. Preventing head injuries in children. Đọc thêm tại: <http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/patientinstructions/000130.htm>. [Ngày 11 tháng 11 năm 2014].
  4. Concussion. Đọc thêm tại: <http://www.cdc.gov/concussion/signs_symptoms.html>. [Ngày 11 tháng 11 năm 2014].
  5. Pediatric Head Trauma. Đọc thêm tại: <http://emedicine.medscape.com/article/907273-overview>. [Ngày 27 tháng 11 năm 2014].
  6. Head Injury/Concussion. Shelov, SP & Altmannn TR, (eds) 2009, Caring for your baby and young child Birth to Age 5, 5th edn, Bantam books, USA.
  7. Treating minor head injuries in children. Đọc thêm tại: <http://www.webmd.com/first-aid/treating-minor-head-injuries-in-children>. [Ngày 04 tháng 05 năm 2015].
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com