Sức khỏe

Chảy máu cam ở trẻ em – Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện

Chảy máu cam ở trẻ em có thể xảy ra khi trẻ bị chấn thướng ở vùng đầu, lúc này mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để bác sĩ chuyên khoa khám cho trẻ.

Chảy máu cam ở trẻ em – Trường hợp nên đi cấp cứu

Thông thường chảy máu cam ở trẻ em chẳng có gì đáng lo ngại, nhưng nếu đi kèm những biểu hiện và chấn thương sau, mẹ nên nhanh chóng đưa bé đến bác sĩ:

  • Nếu sau 20 phút mà máu vẫn không ngừng chảy.
  • Bị gãy mũi.
  • Chảy máu cam xảy ra sau khi có chấn thương vùng đầu. Lúc này, nguyên nhân gây chảy máu cam có thể do nứt sọ, vì vậy nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và chụp X-quang nhằm xác định chính xác nguyên nhân gây chảy máu cam.

Nếu nguyên nhân chảy máu cam do vỡ mạch máu, bác sĩ sẽ trám chỗ đó bằng một chất hóa học (bạc nitrat) nhằm ngăn chảy máu.

Mẹ cũng có thể dùng một số loại gel hay dạng dầu bôi (như Vaseline) để bôi vào phía bên trong mũi của bé nếu nó bị khô và nứt nẻ (thường thì bôi 2 lần một ngày trong một tuần). Nên dùng dăm bông để bôi nhẹ nhàng trong mũi bé (không được dùng phương pháp này đối với trẻ dưới 4 tuổi vì có thể trẻ sẽ không chịu ngồi yên và phương pháp này có thể gây tổn thương mũi).

Chay mau cam o tre em Khi nao can dua tre den benh vien hinh anh

Chảy máu cam ở trẻ em là tình trạng phổ biến, nhưng mẹ cần lưu ý những trường hợp đặc biệt để đưa bé đi cấp cứu kịp thời

Ngoài ra, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra các xét nghiệm y học. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ xem xét các dấu hiệu và triệu chứng của việc sốc do giảm thể tích (hypovolemic shock). Các loại kiểm tra thường được dùng như:

  • Đếm tế bào máu tổng quát
  • Nội soi mũi
  • Đo thử nghiệm thời gian thromboplastin từng phần (Partial thromboplastin time – PTT)
  • Đo thử nghiệm thời gian prothrombin (PT)
  • Chụp CT vùng xoang và mũi.

Cách điều trị thường dựa trên nguyên nhân gây chảy máu cam ở trẻ em. Bao gồm những phương pháp như:

  • Kiểm soát áp suất máu
  • Làm liền các mạch máu bằng cách dùng nhiệt, điện hay trám bạc nitrate
  • Nhét bấc mũi
  • Bó mũi gãy hay loại bỏ dị vật ra khỏi mũi.
  • Giảm lượng thuốc làm loãng máu hay dừng uống aspirin.
  • Xử lý các vấn đề giúp giữ máu đông bình thường.

Nhỏ nước muối mỗi ngày

Nếu trẻ bị chảy máu cam nhiều lần, mẹ hãy yêu cầu bác sĩ cho trẻ dùng nước muối (saline) nhỏ mũi mỗi ngày. Việc nhỏ mũi sẽ rất hữu ích nếu bạn sống trong vùng khô nóng hoặc khi lò sưởi đang bật. Ngoài ra, máy tạo ẩm hay bình bay hơi cũng sẽ duy trì độ ẩm trong nhà ở mức cao đủ để ngăn chặn làm mũi bị khô, đồng thời, hãy dặn trẻ không nên ngoáy mũi vì có thể gây tổn thương, từ đó khiến mũi chảy máu.

Xem thêm:
Chảy máu cam ở trẻ em nguyên nhân do đâu?
Chảy máu cam ở trẻ em, bố mẹ nên làm gì?



  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Malabsorption, Shelov, SP & Altmannn TR, (eds) 2009, Caring for your baby and young child Birth to Age 5, 5th edn, Bantam books, USA.
  2. Nosebleeds. Đọc thêm tại: <http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/003106.htm>. [Ngày 25 tháng 10 năm 2014]
  3. Care and Prevention of Nosebleeds. Đọc thêm tại: <http://www.coastalearnoseandthroat.com/ckfiles/files/pediatrics/nosebleeds%20care%20and%20prevention.pdf>. [Ngày 29 tháng 10 năm 2014]
  4. Nosebleeds (HSV-1). Đọc thêm tại: <http://www.rch.org.au/kidsinfo/fact_sheets/Nosebleeds/>. [Ngày 27 tháng 10 năm 2014]
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com