Sức khỏe

Chẩn đoán và điều trị khi trẻ bị dị ứng thức ăn

Để chẩn đoán chính xác trẻ có bị dị ứng thức ăn hay không, bác sĩ sẽ tiến hành làm các xét nghiệm qua da, máu và theo dõi chế độ ăn uống của bé. Nếu kết quả chẩn đoán bé bị dị ứng, bác sĩ sẽ cung cấp sự hỗ trợ y tế phù hợp với tình trạng của bé.

Chẩn đoán dị ứng thức ăn

  • Xét nghiệm qua da (xét nghiệm vết thương): Bác sĩ sẽ nhỏ một giọt chất lỏng được chiết xuất từ loại thức ăn nghi ngờ có khả năng gây dị ứng thức ăn trên lưng hoặc cánh tay của bé. Sau đó tạo mốt vết trầy xước nhẹ, không đau trên da bé để cho một lượng nhỏ chất chiết xuất đó đi vào da bé. Nếu bé bị dị ứng với thực phẩm này thì da bé có thể bị sưng hoặc ngứa tại chỗ đó trong vòng mười lăm phút.

Chan doan va dieu tri khi tre bi di ung thuc an hinh anh 1

Chẩn đoán trẻ bị dị ứng thức ăn bằng xét nghiệm qua da
  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu cũng có thể đo các kháng thể IgE dị ứng với thực phẩm. Mẫu máu của bé sẽ được rút ra và gửi đến phòng xét nghiệm, tại đây mẫu sẽ được pha trộn với một số chất chiết xuất từ thực phẩm để xem có kháng thể liên quan đến tình trạng dị ứng không. Kết quả sẽ có sau từ 1- 2 tuần.
  • Theo dõi chế độ ăn uống: Ngưng cho bé ăn các loại thực phẩm mà mẹ nghi có nguy cơ gây ra dị ứng trong một thời gian và theo dõi xem các triệu chứng có giảm dần hay không. Vài tuần sau đó mẹ cho bé ăn lại các thực phẩm này, nếu bé lại xuất hiện các dấu hiệu của dị ứng thì mẹ nên hạn chế cho bé ăn các loại thực phẩm trên. Tuy nhiên để đảm bảo bé vẫn nhận được đầy đủ chất dinh dưỡng, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi loại bỏ bất kì loại thức ăn nào ra khỏi chế độ ăn uống của bé.

Trẻ bị dị ứng thức ăn phải làm sao?

  • Trong trường hợp bị dị ứng nhẹ: Không có thuốc điều trị dị ứng thực phẩm, điều mà mẹ nên làm là cho bé tránh xa các loại thực phẩm gây dị ứng.

Chan doan va dieu tri khi tre bi di ung thuc an hinh anh 2

Nếu bé bị dị ứng thức ăn ở mức độ nhẹ, hãy giúp bé tránh xa các loại thực phẩm gây dị ứng

Antihistamines như diphenhydramine (có rất nhiều tên thương mại như Allermax, Banophen, Benadryl, Compoz Nighttime Sleep Aid, Diphedryl, Diphenhist, Dytuss, Nytol QuickCaps, PediaCare Children’s Allergy….) hay loratadine (Children’s Claritin Allergy) có thể được dùng để làm giảm các triệu chứng của dị ứng thực phẩm như: phát ban, chảy mũi, đau bụng (đau bụng có liên quan tới dị ứng thực phẩm).

  • Trong trường hợp bé bị dị ứng nghiêm trọng: Đối với một phản ứng dị ứng nghiêm trọng: những phản ứng dị ứng cấp tính hoặc rất nghiêm trọng, xảy ra nhanh chóng và có thể dẫn đến tử vong được gọi là “sốc phản vệ”. Nó có thể có nhiều triệu chứng và ảnh hưởng đến các bộ phận khác nhau của cơ thể. Các triệu chứng có thể bao gồm ngứa, hắt hơi, khó thở và các vấn đề về lưu thông máu, nhưng chúng vẫn mới được ghi nhận chứ chưa có phương thức điều trị. Các loại thực phẩm thường gây ra các phản ứng phản vệ là đậu phộng, hạt cây, sữa, trứng, cá và động vật giáp xác (các loài hải sản). Để giảm nguy cơ sốc phản vệ, điều quan trọng là tránh cho bé dùng những thực phẩm gây kích ứng dị ứng. Nếu bé có tiền sử bị dị ứng, các mẹ nên trang bị sẵn một ống Epinephrine tiêm tự động (auto-injector). Trong trường hợp bé bị sốc phản vệ mẹ có thể tiêm khẩn cấp epinephrine cho bé sau đó chuyến bé đến phòng cấp cứu.

Cách phòng ngừa dị ứng thức ăn

Để phòng ngừa dị ứng thức ăn, mẹ hãy giúp bé tránh xa các loại thực phẩm gây dị ứng, đồng thời lưu ý những vấn đề sau:

  • Xem nhãn thành phần sản phẩm: mỗi lần mua sản phẩm mẹ cần tìm hiểu rõ thành phần chính trong loại sản phẩm đó.
  • Nguồn dinh dưỡng thay thế: nếu bé bị dị ứng với sữa, mẹ cần sử dụng các loại thực phẩm giàu canxi khác để thay thế (như các loại rau màu xanh lá và thức uống giàu canxi) trong chế độ ăn uống của bé…
  • Khi lớn lên bé sẽ thường hết dị ứng vì lúc này hệ thống miễn dịch đã hoàn thiện, mẹ có thể cho bé ăn chế độ dinh dưỡng như bình thường. Tuy nhiên để chắc chắn hơn mẹ cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cho bé ăn các loại thức ăn đó trở lại.

Xem thêm:
Nguyên nhân gây ra dị ứng thức ăn ở trẻ em
Dị ứng thức ăn ở trẻ em và các triệu chứng nhận biết



  • nghethuatamnhacsaigon.com

<ol>
<li>Shelov, SP &amp; Altmannn TR, (eds) 2009, Caring for your baby and young child Birth to Age 5, 5th edn, Bantam books, USA</li>
<li>Food allergy. Đọc thêm tại:&nbsp;&lt;http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/food-allergy/basics/definition/con-20019293&gt;. [Ngày 03 tháng 12 năm 2014]</li>
<li>Food Allergies: Symptoms, Diagnosis, Prevention and Treatment. Đọc thêm tại: &lt;http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/magazine/issues/spring11/articles/spring11pg24-25.html&gt;. [Ngày 03 tháng 12 năm 2014]</li>
</ol>

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com