Mong con

Để con sinh ra khỏe mạnh thì đàn ông cần chuẩn bị gì trước khi vợ mang thai

Đàn ông chuẩn bị trước khi mang thai cùng vợ lần đầu là việc rất cần thiết. Sức khỏe của thai nhi một phần được quyết định ngay giây phút trứng được thụ thai. Vậy nên người đàn ông cũng cần chuẩn bị kiến thức và chuẩn bị chu đáo trước khi vợ mang thai lần đầu đấy!

Cụm từ “đàn ông chuẩn bị trước khi mang thai” nghe có vẻ xa lạ và hài hước, nhưng thực chất các anh cũng cần chuẩn bị rất nhiều thứ để có con cùng vợ đấy!

1. Bổ sung kiến thức về hệ sinh sản, thụ thai

Hệ sinh sản của nam có tinh hoàn là cơ quan rất quan trọng sản xuất ra Testosterone và tinh trùng. Tinh trùng sau một thời gian dài được sinh ra ở tinh hoàn sẽ chuyển sang mào tinh để phát triển khả năng bơi lội và hoàn thiện (15 – 25 ngày).

Khi xuất tinh, tinh trùng sẽ theo tinh dịch đi vào âm đạo, qua cổ tử cung của người phụ nữ, vào tử cung và đi lên ống dẫn trứng. Nếu gặp trứng sẽ xảy ra sự thụ thai. Cả tinh hoàn lẫn mào tinh hoàn đều nằm trong bìu. Bìu có tính co giãn, để duy trì nhiệt độ thích hợp với tinh hoàn, nếu gặp nhiệt độ nóng thì bìu hạ xuống xa cơ thể cho mát và khi lạnh thì co lên cho ấm.

Hiểu được những điều này, người đàn ông chuẩn bị trước khi mang thai lần đầu tiên cùng vợ sẽ có cách để bảo vệ cơ quan sinh sản – “cậu nhỏ” của mình một cách tốt hơn đấy.

Đàn ông cần chuẩn bị gì trước khi vợ mang thai

Đàn ông chuẩn bị trước khi mang thai cần hiểu về cơ quan sinh sản và sự thụ thai

2. Đàn ông chuẩn bị trước khi mang thai cần bảo vệ thật kỹ “cậu nhỏ”

Chuẩn bị mang thai là thời điểm các ông bố tương lai nên hạn chế hoặc bảo hộ thật kỹ “cậu nhỏ” khi tham gia các môn thể thao vận động mạnh (như bóng đá, bóng rổ, bóng chày, cưỡi ngựa …) bởi nếu “cậu nhỏ” bị tổn thương sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản.

Theo một số chuyên gia, thậm chí đạp xe đạp quá nhiều cũng có thể gây ra vấn đề này. Áp lực của yên xe đạp tác động lên “cậu nhỏ” trong thời gian dài có thể gây tổn thương động mạch và dây thần kinh, từ đó làm giảm khả năng sinh sản của nam giới.

3. Đàn ông chuẩn bị trước khi mang thai cần giữ mát “cậu nhỏ”

Ngoài ra, theo Dale McClure, chủ tịch Hiệp hội Sản Khoa Mỹ, giữ mát “cậu nhỏ” cũng là một việc các ông bố tương lai nên làm.

Để đảm bảo chất lượng tinh trùng, vùng chứa tinh hoàn và mào tinh phải duy trì ở nhiệt độ thấp hơi nhiệt độ cơ thể khoảng 2 độ. Đó là lý do vì sao chúng nằm ngoài cơ thể.

Vậy nên, nếu muốn vợ mau chóng thụ thai, những ông bố tương lai nên tránh tắm nước nóng, phòng tắm hơi, không mặc quần áo dày, quần jean quá chật cũng như quần lót có chất liệu sợi tổng hợp. Còn một điều quan trọng nữa bố cần nhớ, đó là không nên đặt laptop lên đùi khi làm việc để tránh hơi nóng tỏa ra từ thiết bị này nhé.

4. Đàn ông chuẩn bị trước khi mang thai cần kiểm tra cân nặng thường xuyên

Nam giới có chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể) cao được cho rằng có khả năng bị hiếm muộn cao hơn người có cân nặng trung bình. Thậm chí theo các nhà nghiên cứu, cứ nặng thêm 9 ký thì nguy cơ bị vô sinh lại tăng thêm 10%. Vì vậy, người đàn ông chuẩn bị trước khi mang thai lần đầu cần thiết nên kiểm soát thật tốt cân nặng của mình. BMI được tính như sau:

BMI (kg/m2) = cân nặng (kg) / [chiều cao (m) x chiều cao (m)]

Trong phạm vi BMI từ 18.5 đến dưới 25 là bình thường, cứ BMI từ 25 là bạn bắt đầu thừa cân rồi đấy.

Đàn ông cần chuẩn bị gì trước khi vợ mang thai hình ảnh 2

Đàn ông chuẩn bị trước khi mang thai cần kiểm tra cân nặng thường xuyên

5. Đàn ông chuẩn bị trước khi mang thai cần khám sức khỏe tổng quát

Không phải vì phụ nữ là người trực tiếp mang thai mà các ông chồng cho phép mình lơ là sức khỏe khi hai vợ chồng đang lên kế hoạch sinh con đâu nhé. Bạn biết đó, cơ thể bố và mẹ khỏe mạnh là điều kiện cần để đứa trẻ sinh ra được khỏe mạnh.

Vậy nên, việc các ông bố tương lai đi khám bác sĩ là điều rất cần thiết. Khi đó, bố sẽ biết được mình có vấn đề gì về sức khỏe hay không, có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản hoặc sức khỏe thai nhi hay không (như tình trạng tinh hoàn ẩn, u nang tinh hoàn, thậm chí bệnh mãn tính như trầm cảm, viêm đường tiết niệu, bệnh lây qua đường tình dục). Với một số bệnh, bác sĩ sẽ yêu cầu chữa trị dứt điểm trước khi có ý định mang thai.

Ngoài ra, nếu bố đang dùng thuốc theo toa để chữa bệnh như cao huyết áp, trầm cảm, phì tuyến tiền liệt… hoặc một vài loại thảo dược, thuốc đông y nào đó, hãy nhớ hỏi ý kiến bác sĩ xem những loại này có ảnh hưởng đến sinh hoạt vợ chồng hay không. Thực tế, một số loại có khả năng gây rối loại chức năng cương dương hoặc giảm số lượng tinh trùng – vốn là hai vấn đề nghiêm trọng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc người đàn ông chuẩn bị trước khi mang thai cùng vợ hay kế hoạch có con của hai vợ chồng.

6. Đàn ông chuẩn bị trước khi mang thai nên tiêm vắc xin

Chồng cũng có thể kiểm tra sổ tiêm vắc xin và tiến hành tiêm bổ sung nếu được bác sĩ chỉ định để đảm bảo thật đều, khỏe mạnh trước và trong khi vợ mang thai.

Một số loại vacxin đàn ông chuẩn bị trước khi mang thai cần tiêm là:

  • Viêm gan B
  • Viêm gan A
  • Viêm màng não
  • Tday – loại vacxin chống bệnh uốn ván, bạch hầu và ho gà
  • HPV – áp dụng cho nam từ 26 tuổi trở xuống
  • Sởi, quai bị và rubella
  • Bệnh phế cầu khuẩn
  • Bệnh Zona

Mọi lịch sử tiêm chủng nên được lưu giữ cẩn thận.

Đàn ông cần chuẩn bị gì trước khi vợ mang thai hình ảnh 3

Kiểm tra sổ tiêm vac-xin và tiến hành bổ sung nếu cần

7. Xét nghiệm bất thường nhiễm sắc thể (nếu cần)

Nếu tiền sử gia đình có mắc bệnh di truyền, không chỉ mẹ mà cả bố cũng nên thực hiện xét nghiệm này để nhận được tư vấn thích hợp và kịp thời từ bác sĩ. Nhiễm sắc thể bất thường là nguyên nhân gây tăng nguy cơ sảy thai, hay dị tật ở thai nhi.

8. Đàn ông chuẩn bị trước khi mang thai cần cải thiện chế độ ăn uống

Dĩ nhiên, chế độ dinh dưỡng của ông bố tương lai càng tốt thì tinh trùng sẽ càng khỏe mạnh và khả năng vợ thụ thai cũng sẽ cao hơn. Để chuẩn bị cho việc mang thai tốt hơn, bố nên chọn cho mình một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh với nhiều rau quả tươi, ngũ cốc nguyên hạt, protein nạc.

9. Đàn ông chuẩn bị trước khi mang thai cũng cần bổ sung vitamin và khoáng chất

Nếu các ông bố tương lai không có thói quen ăn phong phú các loại dinh dưỡng, thực phẩm thì nên dùng thêm viên bổ sung vitamin và khoáng chất để đảm bảo cung cấp đầy đủ cho cơ thể dinh dưỡng thiết yếu (đặc biệt là vitamin C, vitamin D, vitamin E, kẽm, canxi, tất cả chúng đều có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản và sức khỏe của tinh trùng).

Bố cũng nên bổ sung thêm axit folic nhé, bởi vì nếu cơ thể bị thiếu chất này sẽ giảm khả năng sinh sản, thậm chí em bé còn có nguy cơ dị tật bẩm sinh nữa.

10. Đàn ông chuẩn bị trước khi mang thai cần luyện tập thể dục, thể thao đều đặn

Ngoài ra, bên cạnh việc ăn uống, bố cũng nên tập luyện vận động đều đặn với cường độ không quá cao và hạn chế một số môn thể thao vận động mạnh (như bóng đá, bóng rổ, …) để cho việc chuẩn bị trước khi mang thai lần đầu của cả hai vợ chồng tốt hơn.

11. Hạn chế đồ uống có cồn và chất kích thích

Đã có những nghiên cứu cho thấy việc sử dụng chất gây nghiện hoặc quá nhiều đồ uống có cồn ở nam giới sẽ khiến bạn đời của họ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc thụ thai và nếu có thai thì thai nhi cũng không được khỏe mạnh.

Cụ thể, ma túy và rượu sẽ làm hỏng tinh trùng, giảm số lượng tinh trùng, rối loạn chức năng tinh hoàn, giảm nồng độ testosterone… và có khi còn dẫn tới hiếm muộn.

Thậm chí, nếu các ông bố tương lai chỉ cần uống đều 2 ly rượu/vại bia hàng ngày, hoặc 5 ly rượu/vại bia chỉ vào 1 ngày trong vòng 1 tháng trước khi vợ thụ thai, cân nặng của em bé sẽ bị ảnh hưởng đấy.

12. Đàn ông chuẩn bị trước khi mang thai cần hạn chế hút thuốc

Chúng ta đều đã nghe rất nhiều về tác hại của thuốc lá từ ti-vi, báo, đài…. Hút thuốc không chỉ tác động trực tiếp đến khả năng sinh sản của nam giới (do làm giảm số lượng tinh trùng), nó còn ảnh hưởng đến sức khỏe gia đình của họ do hít phải khói thuốc. Thêm nữa, nó còn làm tăng nguy cơ đứa trẻ sau này mắc phải Hội chứng trẻ sơ sinh tử vong đột ngột (SIDS).

13. Đàn ông chuẩn bị trước khi mang thai cần tránh tiếp xúc với hóa chất

Hàm lượng chì và một số dung môi hữu cơ (được tìm thấy trong sơn, keo, vẹc ni, chất tẩy nhờn kim loại…), thuốc trừ sâu hoặc các hóa chất khác có khả năng tác động xấu đến khả năng sinh sản của nam giới. Vậy nên, đàn ông chuẩn bị trước khi mang thai nên hạn chế tiếp xúc với các chất này càng ít càng tốt.

14. Chuẩn bị tài chính cho gia đình nhỏ

Tất nhiên có con sẽ rất tốn kém, việc này nếu được lên kế hoạch hoặc được chuẩn bị trước khi mang thai thì không bao giờ là thừa!  Bố và mẹ nên tham khảo những người đã sinh con về những chi phí cần thiết và bắt đầu lập quỹ để chuẩn bị cho những thay đổi trong gia đình nhỏ của mình.

15. Đàn ông chuẩn bị trước khi mang thai rất cần được thư giãn

Thực tế, có rất nhiều thứ đáng bận tâm khi hai vợ chồng lên kế hoạch sinh em bé. Tuy nhiên, việc dành thời gian để thư giãn cũng rất quan trọng. Stress không chỉ ảnh hưởng đến đời sống chăn gối của hai bạn, nó còn tác động tiêu cực đến nồng độ testosterone và sự sản sinh tinh trùng. Hãy nhớ một điều, càng bớt lo lắng thì khả năng thụ thai càng cao.

Các bạn cứ thoải mái tận hưởng thời gian vui vẻ, chẳng phải phòng tránh thai gì hết. Nếu sau 6 tháng vẫn chưa có thai (nếu vợ bạn lớn hơn 35 tuổi), hoặc sau 1 năm không thấy có thai (nếu vợ bạn nhỏ hơn 35 tuổi), thì khi đó hai vợ chồng nên quay lại bệnh viện để khám cũng không muộn đâu.

Nếu bố muốn biết trong lần mang thai sau cần chuẩn bị gì thì hãy xem thêm trong bài Chuẩn bị trước khi mang thai lần 2 – Chồng giúp được gì?



  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Murkoff, H, Mazel, S, 2008, What to expect when you’re expecting, 4th edn, Workman Publishing, New York. P 12-13
  2. 8 ways to boost your fertility. Tham khảo tại: <http://www.webmd.com/baby/guide/8-ways-to-boost-your-fertility>. [Ngày 07 tháng 11 năm 2014]
  3. Trying to Conceive: 12 Tips for Men. Tham khảo tại: <http://www.livescience.com/44220-conceive-tips-for-men.html>. [Ngày 07 tháng 11 năm 2014]
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com