Chăm sóc bà bầu

Đau dạ dày khi mang thai

Những cơn đau dạ dày khi mang thai khiến tôi rất khổ sở, liệu cơn đau này có làm tổn thương tới bé yêu trong bụng tôi không?

May mắn thay, virus gây đau dạ dày sẽ không làm tổn thương thai nhi, thậm chí ngay khi mẹ đang lên cơn đau. Nhưng đừng vì nó không làm tổn thương thai nhi mà mẹ làm ngơ với nó và không chú tâm điều trị nhé. Mẹ nên dành thời gian cho cơ thể nghỉ ngơi, chú ý bổ sung chất lỏng, đặc biệt nếu mẹ nôn ói hay tiêu chảy quá nhiều.

Dau da day khi mang thai hinh anh 1

Mẹ chú ý bổ sung chất lỏng nếu mẹ nôn ói hay tiêu chảy quá nhiều

Nếu mẹ không đi tiểu đều đặn hay nước tiểu tối màu (hay có màu vàng rơm), dấu hiệu cho thấy mẹ có thể bị mất nước. Lúc này, nước là người bạn cần thiết nhất cho cơ thể: Mẹ nên cố gắng uống nhiều ngụm nước nhỏ thường xuyên, nước ép trái cây pha loãng (tốt nhất là nho trắng), canh, trà đã khử cafein loại nhẹ hay nước chanh nóng. Nếu không thể uống nước thường thì mẹ nên ngậm nước đá hay ăn kem cũng được. Và hãy nghe theo những gì dạ dày đang muốn, nếu muốn ăn chất rắn, mẹ nên chọn loại thực phẩm rắn có vị nhạt, dễ tiêu hóa, không có chất béo (gạo hay bánh mì khô, ngũ cốc ít chất xơ, sốt táo, chuối). Gừng cũng là thực phẩm rất tốt nếu mẹ bị đau dạ dày khi mang thai đấy. Uống trà,  bia rượu hay các đồ uống khác có chứa gừng là một cách khá hay (mẹ cũng có thể ngậm hoặc nhai kẹo gừng). Hãy nhớ bổ sung khi nào mẹ có thể nhé. Ngoài ra, bổ sung vitamin cũng đặc biệt hữu ích trong giai đoạn này mẹ ạ.

Nếu các cơn đau dạ dày khi mang thai không giảm thì mẹ hãy đi gặp bác sĩ. Mất nước là một vấn đề mà bất cứ ai bị đau dạ dày cũng trải qua, tuy nhiên, nó lại là vấn đề đặc biệt cho mẹ vì khi mang thai, mẹ cần uống đủ nước không chỉ cho mẹ mà còn cho bé nữa. Do đó, bác sĩ có thể khuyên mẹ uống các loại dung dịch giúp bù lượng nước cho cơ thể như Pedialyte chẳng hạn.

Hãy trao đổi với bác sĩ trước khi mẹ định uống bất cứ loại thuốc chữa bệnh đau dạ dày nào nhé. Các loại antacid như Tums và Rolaid được xem như những thuốc an toàn để uống trong thời gian mang thai. Một số bác sĩ có thể cho phép mẹ uống một số thuốc giảm khí (gas reliever) nhưng phải hỏi trước cho chắc chắn. Bác sĩ có thể cho mẹ uống một loại thuốc chống tiêu chảy nhất định nhưng có thể chỉ cho dùng sau khi mẹ trải qua 3 tháng đầu thai kỳ an toàn.

Nếu mẹ bị đau dạ dày khi mang thai, hãy đi bác sĩ càng sớm càng tốt khi xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Bệnh hơn 48 giờ
  • Mất nước nghiêm trọng, khô miệng và nước tiểu sẫm màu
  • Thân nhiệt cao

Dau da day khi mang thai hinh anh 2

Mẹ cần đi bác sĩ càng sớm càng tốt nếu mẹ gặp các triệu chứng trên nhé

Những lời khuyên sau đây không chỉ giúp mẹ giữ gìn vệ sinh những vấn đề khác khi ở nhà mà còn giúp ngăn ngừa các cơn đau dạ dày hiệu quả:

  • Rửa tay kỹ càng sau khi đi vệ sinh
  • Tốt hơn, mẹ không nên nấu ăn khi mẹ bị bệnh. Ngay cả khi nó được vệ sinh kỹ lưỡng cũng khó tránh khỏi các tác nhân gây đau bụng. Nếu mẹ thực sự phải đụng hay phải nấu ăn thì phải rửa tay kỹ càng.
  • Cố gắng đảm bảo vệ sinh bồn cầu hay chỗ ngồi vệ sinh bằng chất tẩy rửa mỗi ngày. Nếu được thì vệ sinh cả vòi chậu, bồn xả nước, tay nắm cửa và các vách tường phòng tắm với nước nóng và xà phòng.
  • Mỗi thành viên trong gia đình nên có khăn tắm và vải lau riêng biệt.

Chắc chắn đau dạ dày khi mang thai sẽ khiến mẹ rất khó chịu nhưng mẹ hãy cố gắng lên vì hầu hết các loại đau dạ dày thường tự khỏi trong vòng 1 ngày hoặc lâu hơn một chút mà thôi.




<ol>
<li>Heidi Murkoff &amp; Sharon Mazel, 2008, What to expect when you’re expecting, 4th edn, Workman Publishing, USA.</li>
<li>I’m pregnant and have a stomach bug. Could this harm my unborn baby?. Tham khảo tại: &lt;http://www.babycentre.co.uk/x566463/im-pregnant-and-have-a-stomach-bug-could-this-harm-my-unborn-baby&gt;. [Ngày 12 tháng 02 năm 2015]</li>
</ol>

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com