Sự kiện nổi bật

Cách ngăn chặn cảm cúm khi mang thai hiệu quả

Có một số cách ngăn ngừa cảm cúm khi mang thai rất hữu ích, ví dụ như tiêm phòng trước khi mang thai. Mẹ đang mang thai nếu quên thì cũng đừng lo lắng vì có thể lỡ tiêm phòng cúm trong khi mang thai. Tuy vậy, phòng bệnh sớm vẫn tốt hơn chữa bệnh, bị cúm khi mang thai không hề dễ chịu chút nào đâu.

Dưới đây là một số cách hữu hiệu giúp mẹ ngăn ngừa cảm cúm khi mang thai:

  • Tiêm phòng cúm càng sớm càng tốt trước khi mùa cúm bùng phát lúc trời sang thu. Phải mất một vài tuần để phát triển khả năng miễn dịch đối với bệnh cảm cúm khi mang thai sau khi mẹ đã tiêm ngừa, thông thường mất khoảng 2 tuần.
  • Rửa tay thường xuyên, ngay trước khi ăn, sau khi hắt hơi và sau khi đi vệ sinh. Rửa cả hai mặt của tay bằng xà phòng trong ít nhất 20 giây sau đó rửa lại với nhiều nước. Nếu không có xà phòng và nước thì lau bằng khăn tay dùng một lần hay các dung dịch tiệt trùng chứa ít nhất 60% cồn.
  • Không ho hay hắt hơi vào tay trần. Điều này có thể làm vi rút dính đầy vào tay của mẹ sau đó dễ dàng lây cho người khác. Thay vào đó, mẹ nên che miệng bằng cánh tay khi ho hay hắt hơi vào ống tay áo. Hoặc che mũi và miệng bằng khăn giấy xài một lần rồi bỏ. Còn nếu lỡ ho hay hắt hơi vào tay trần rồi thì phải rửa tay ngay.
  • Không chạm tay vào mắt, mũi hay miệng. Có thể mẹ nghĩ rằng tay của mình sạch nhưng nếu mẹ chạm vào nắm cửa, cái tách, cửa tủ lạnh hay bất cứ vật dụng khác mà người bị nhiễm vi rút cúm đã từng chạm thì tay của mẹ có thể mang vi rút và bị lây nhiễm cúm khi mang thai đó.
  • Vi rút và vi khuẩn có thể sống từ 2 – 8 tiếng trên bề mặt rắn ngoài môi trường. Do đó, để phòng ngừa cảm cúm khi mang thai, mẹ nhớ thường xuyên lau sạch các bề mặt ở nhà như đồ chơi, bàn cạnh giường, nắm cửa điện thoại, phòng tắm và chỗ làm bếp bằng thuốc khử trùng, nhưng nhớ thực hiện theo sự chỉ dẫn của sản phẩm nhé.

Cach ngan chan bi cum khi mang thai hieu qua hinh anh

Thường xuyên lau sạch các bề mặt ở nhà

 

Cách phân biệt cảm lạnh và cảm cúm khi mang thai

 

 

Cảm lạnh Cúm
Thường thì cảm lạnh dù nặng đi nữa thì vẫn còn nhẹ hơn cúm.

Nó thường bắt đầu bằng các triệu chứng ngứa và đau họng (thường kéo dài từ 1 tới 2 ngày) tiếp theo là các dấu hiệu của cảm lạnh dần xuất hiện. Bao gồm sổ mũi rồi sau đó nghẹt mũi, hắt hơi nhiều và có thể có các cơn đau, uể oải nhẹ đến vừa.

Sốt nhẹ hay không sốt (thường thấp hơn 1000F (1000F = 37.80C). Ho có thể tiến triển nặng hơn, đặc biệt khi cơn cảm lạnh gần hết, và có thể tiếp tục ho trong một tuần hoặc hơn sau khi các triệu chứng khác lắng xuống.

Cúm nghiêm trọng và đến đột ngột hơn.

Các triệu chứng bao gồm sốt (thường từ 102 tới 1040F (38.9 tới 400C), nhức đầu, đau họng (thường tệ hơn vào ngày thứ 2 hay thứ 3), thường đau nhức cơ dữ dội và nhìn chung thường yếu và mệt mỏi (có thể kéo dài vài tuần hay lâu hơn).

Thỉnh thoảng hắt hơi và ho trở nên nghiêm trọng hơn. Trong một số trường hơp, nôn ói có thể xảy ra nhưng không nên nhầm tình trạng này với tình trạng rối loạn tiêu hóa. Mẹ có thể dễ dàng tránh bị cúm bằng tiêm phòng cúm trước khi mang thai.

Xem thêm:
Bị viêm họng và bị sốt khi mang thai
Bị viêm xoang khi mang thai




  1. Heidi Murkoff & Sharon Mazel, 2008, What to expect when you’re expecting, 4th edn, Workman Publishing, USA.
  2. Sinusitis (natural remedies). Tham khảo tại: <http://www.babycentre.co.uk/a549318/sinu
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com