Mang thai tháng thứ 7-8-9

Đau thần kinh tọa khi mang thai tháng thứ 7 mẹ phải làm sao?

Khi mang thai tháng thứ 7, tôi được chẩn đoán đau thần kinh tọa, điều này khiến tôi rất lo lắng, không biết bệnh này có ảnh hưởng gì đến em bé trong bụng tôi không!

Đau thần kinh tọa khi mang thai

Dây thần kinh tọa – dây thần kinh lớn nhất trong cơ thể – bắt đầu ở phần lưng dưới, chạy xuống mông và chia nhánh xuống mặt sau của chân đến mắt cá chân và bàn chân. Khi bị đau thần kinh tọa sẽ gây các cơn đau nhói, ngứa râm ran, hoặc hiện tượng tê xuất hiện từ mông hoặc phần lưng dưới rồi cơn đau lan tỏa xuống một hoặc cả hai cẳng chân của mẹ. Đau thần kinh tọa xảy ra khi đĩa đệm bị phồng, trượt hoặc vỡ, viêm khớp hoặc thu hẹp tủy sống (còn gọi là chứng hẹp cột sống).

Trái ngược với niềm tin của nhiều người, đau thần kinh tọa thường không phải do mang thai. Nhưng nếu mẹ là một trong số ít những người bị đau thần kinh tọa khi mang thai, có thể là do những điều sau:

  • Độ khoảng giữa đến cuối thai kỳ, thai nhi bắt đầu di chuyển vào vị trí phù hợp cho quá trình sinh nở (một dấu hiệu đáng mừng). Tuy nhiên trong quá trình đó, đầu của bé và kích thước lớn của tử cung đã tạo ra một áp lực đè lên dây thần kinh tọa ở phần dưới cột sống của mẹ (một điều đáng lo ngại).

Dau than kinh toa khi mang thai thang thu 7 hinh anh 1

Mẹ bị đau thần kinh toạ khi mang thai

 

  • Tăng cân và bị phù có thể gây áp lực lên các dây thần kinh tọa.
  • Bụng và ngực của mẹ phát triển dịch chuyển trọng lực trung tâm về phía trước làm cho cột sống ở vùng lưng dưới có một độ cong quá mức (cột sống cong tự nhiên ở cổ, lưng, và vùng lưng dưới để giúp hấp thụ sốc và chịu được trọng lượng của đầu). Điều này có thể làm các cơ bắp ở mông và vùng xương chậu của mẹ bị thắt chặt và bóp nén dây thần kinh tọa.

Đau thần kinh tọa khi mang thai đôi lúc có thể trở nên rất nghiêm trọng nhưng sẽ biến mất ngay khi thai nhi đã quay đầu xong. Tuy nhiên, đau thần kinh tọa cũng có thể tiếp diễn kéo dài đến tận ngày sinh hoặc thậm chí là một thời gian ngắn sau khi sinh.

Giảm cơn đau thần kinh tọa

Làm cách nào để mẹ giảm bớt tình trạng đau thần kinh tọa? Hãy thử một số phương pháp sau đây:

  • Ngồi xuống thư giãn. Giảm sức ép cho bàn chân có thể giúp mẹ làm dịu cơn đau ở cẳng chân và phần lưng dưới. Tuy nhiên, nằm xuống cũng có thể giúp giảm áp lực. Hãy chọn bất cứ cách nào, miễn là mẹ có thể tìm ra vị trí khiến mình cảm thấy thoải mái nhất.

Dau than kinh toa khi mang thai thang thu 7 hinh anh 1

Ngồi xuống thư giãn cũng là cách giúp mẹ giảm đau thần kinh tọa

 

  • Sử dụng nhiệt: Mẹ hãy dùng một miếng khăn ấm đặt lên vị trí đau hoặc ngâm mình trong nước ấm khi tắm để làm dịu cơn đau thần kinh tọa.
  • Vận động: Tập những động tác căng cơ nhẹ hoặc vận động vùng xương chậu (Pelvic tilts) có thể giúp mẹ giảm bớt áp lực trên dây thần kinh tọa.
  • Bơi lội và những bài vận động dưới nước không tốn nhiều công sức mà lại là một lựa chọn tuyệt vời để xoa dịu các cơn đau thần kinh tọa. Những động tác khi bơi sẽ giúp  duỗi giãn và tăng sức mạnh cơ lưng, làm giảm cơn đau dai dẳng.
  • Sử dụng các  liệu pháp kết hợp (CAM therapies) như châm cứu, y học chỉnh hình hoặc massage trị liệu với những chuyên gia được đào tạo và có bằng cấp có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng đau thần kinh tọa của mẹ.

Nhưng nếu những cơn đau quá nghiêm trọng, mẹ hãy hỏi bác sĩ để có sự hỗ trợ điều trị thích hợp cho trường hợp của mình nhé, đôi khi mẹ sẽ được chỉ định dùng thêm thuốc để hỗ trợ đấy



  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Heidi Murkoff & Sharon Mazel, 2008, What to expect when you’re expecting, 4th edn, Workman Publishing, USA. Page 288-289
  2. Sciatica During Pregnancy. Đọc thêm tại: <http://www.whattoexpect.com/pregnancy/sciatica/>. [Ngày 28 tháng 08 năm 2015].
  3. What causes lordosis? 5 possible conditions. Đọc thêm tại: <http://www.healthline.com/symptom/lordosis>. [Ngày 28 tháng 08 năm 2015].
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com