Mang thai tháng thứ 7-8-9

To nhỏ nguyên nhân thai nhi bị nấc trong bụng mẹ tháng thứ 7

Trước đây tôi có nghe nói về việc thai nhi bị nấc ở trong bụng mẹ, nhưng do hiện tượng này chưa xảy ra bao giờ nên tôi không chú ý. Khi mang thai tháng thứ 7, thỉnh thoảng tôi cảm thấy sự co thắt ở bụng. Đó có phải là do bé đá hay bé co rúm, hay là cái gì khác?

Thai nhi cũng bị nấc cụt?

Nấc cụt là một phản ứng thú vị của con người, và bé yêu đã biết đến phản xạ này từ khi còn… trong bụng mẹ. Đây là hiện tượng bình thường của các thai nhi trong những tháng nửa cuối thai kỳ.

Có trường hợp thai nhi bị nấc khá nhiều lần mỗi ngày, nhưng cũng có bé chẳng bao giờ có hiện tượng nấc cụt cả. Và điều này cũng xảy ra tương tự khi các bé chào đời.

Thai nhi bị nấc cụt - Mang thai tháng thứ 7

Bé yêu đã biết đến phản xạ nấc cụt này từ khi còn trong bụng mẹ cơ đấy

Nấc cụt khi còn trong bụng mẹ như là một quá trình thở tự nhiên của thai nhi. Những đợt nấc cụt của bé trong thời điểm này là một sản phẩm phụ của quá trình thở trong nước ối. Đây là một hiện tượng hoàn toàn tự nhiên và cần thiết. Khi bé bị nấc, mẹ có thể thấy bụng mình co thắt nhẹ nhàng và đều đặn trong vài phút.

Việc thai nhi bị nấc cụt có thể xảy ra trong tam cá nguyệt đầu tiên, nhưng thường trong giai đoạn này mẹ sẽ không nhận ra được. Và đa số các mẹ thường trải nghiệm việc bé nấc cụt trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba.

Điều gì làm thai nhi bị nấc?

Thai nhi bị nấc cụt như một lời nhắc nhở hoàn hảo rằng các bé đang phát triển bên trong mẹ. Bé có một hệ thần kinh đang phát triển và nó đang thực hành nhiệm vụ của mình là gửi tín hiệu đến các cơ bắp và cơ hoành để các nhóm cơ này làm việc.

Khi cơ hoành co lại, các bé sẽ mút trong nước ối và điều này gây ra hiệu ứng nấc cụt. Phổi của bé chưa phát triển đầy đủ và chưa có chức năng để xử lý oxy, vì vậy chết đuối hay bị nghẹn là điều không thể xảy ra và không có gì nguy hiểm đâu. Oxy vẫn đang được vận chuyển đến bé thông qua dây rốn.

Sau khi em bé được sinh ra và bắt đầu có thể tự thở bằng mũi và miệng, bé vẫn có thể bị nấc cụt sau thời điểm này. Và điều này không có hại và sẽ giảm dần trong thời gian.

Nhắc lại một lần nữa,mẹ cần biết rằng, khác với nấc cụt xảy ra ở người trưởng thành, nấc cụt không gây khó chịu gì cho các bé (dù bé còn là thai nhi hay đã chào đời) ngay cả khi nất cụt kéo dài hơn 20 phút. Vì vậy, mẹ hãy thư giãn và tận hưởng chút thú vị này nhé!

Nguyên nhân khiến thai nhi bị nấc cụt là gì?

Thai nhi bị nấc có thể xảy ra vào bất cứ lúc nào trong thai kỳ và nó cũng có thể sẽ không xảy ra. Điều này thực sự không có ý nghĩa hoặc khiến mẹ phải bận tâm.

Dưới đây là những lý do cụ thể hơn cho hiện tượng này:

  • Cơ hoàng co lại. Đây là khi hệ thống thần kinh trung ương phát triển và gửi tín hiệu đến não bộ để co cơ hoành nhằm giúp bé có thể bắt đầu thở.
  • Dây rốn quấn cổ. Đôi khi bác sĩ có thể yêu cầu mẹ siêu âm kiểm tra để chẩn đoán xem điều gì khiến thai nhi bị nấc cụt nhiều và thường xuyên. Điều này xảy ra vì thỉnh thoảng dây rốn sẽ quấn quanh cổ của thai nhi và làm hạn chế lưu lượng oxy khiến thai nhi tăng hoạt động và nấc cụt. Thông qua siêu âm, bác sĩ có thể kiểm tra kĩ hơn tình trạng của bé.

Thai nhi bị nấc cụt - Mang thai tháng thứ 7 hình ảnh 2

Mẹ nên siêu âm để kiểm tra kỹ hơn tình trạng của bé nhé
  • Phát triển phản xạ. Nấc cụt có thể xảy ra khi thai nhi đang phát triển phản xạ bú. Đây là một “bài thực hành” khi bé bú sữa mẹ. Đây là một điều thú vị và quan trọng vì việc này có thể giúp bé ngăn chặn sữa vào phổi và làm bé bị ngạt.
  • Những lý do khác. Thai nhi bị nấc cụt bất cứ lúc nào não nghĩ rằng đó là thời gian để bắt đầu luyện tập phản xạ cho tất cả mọi thứ từ ăn uống và tống ra các vật thải. Điều này là bình thường và rất khỏe mạnh. Quá trình này cũng làm khỏe cơ tim và hô hấp.

Nấc cụt cũng là một phản xạ như khi bé đá ở trong bụng mẹ, hầu hết các bác sĩ đều cho rằng mẹ không nên quá quan tâm về nó.  Điều quan trọng là mẹ vẫn giữ được sự thoải mái và bình tĩnh khi điều này xảy ra.Mẹ có thể tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng, nói chuyện,hát cho bé nghe, nghe nhạc hay ngồi thiền.



  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Heidi Murkoff & Sharon Mazel, 2008, What to expect when you’re expecting, 4th edn, Workman Publishing, USA.
  2. Fetal Hiccups. Đọc thêm tại: <http://www.med-health.net/Fetal-Hiccups.html>. [Ngày 31 tháng 08 năm 2015].
  3. What Causes Fetal Hiccups?. Đọc thêm tại: <http://www.livestrong.com/article/150862-what-causes-fetal-hiccups/>. [Ngày 31 tháng 08 năm 2015].
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com