Sức khỏe

Điều trị khi trẻ bị chấn thương đầu

Hầu hết các chấn thương đầu ở trẻ em trong lúc vui chơi đều là chấn thương nhẹ, và đôi khi chấn thương nhẹ vẫn có biểu hiện như chóng mặt nhẹ, muốn ói, đau đầu và bé có thể nôn một hoặc hai lần. Tuy nhiên, mẹ vẫn nên theo dõi bé 24 -48 giờ để xem có bất kỳ dấu hiệu nghiêm trọng hay bất thường nào không, nếu có, hãy nhanh chóng đưa bé đến bác sĩ.

Trường hợp bé vẫn tỉnh táo

Trong trường hợp bé bị chấn thương đầu vẫn tỉnh táo và khí sắc của bé vẫn bình thường. bé có thể khóc vì đau và sợ hãi, nhưng nếu bé nín ngay trong khoảng 10 phút và tiếp tục chơi đùa thì trường hợp này không đáng lo ngại. Đôi khi một chấn thương đầu dù không nguy hiểm cũng sẽ có các dấu hiệu thường gặp như chóng mặt nhẹ, muốn ói, đau đầu và bé có thể nôn một hoặc hai lần.

Nếu chấn thương có vẻ không nghiêm trọng (như vết thương không sâu, không chảy máu nhiều), không cần phải đến cơ sở y tế thì mẹ có thể điều trị cho bé tại nhà. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho trẻ, mẹ có thể áp dụng các chỉ dẫn dưới đây:

  • Rửa vết thương bằng xà phòng và nước. Nếu bé bị bầm tím, hãy đặt lên đó một miếng gạc lạnh (nếu mẹ làm điều đó trong vài giờ đầu tiên ngay sau khi bé bị thương sẽ giúp bé giảm sưng nhanh hơn). Tuy nhiên, để chắc chắn mẹ vẫn nên đưa bé đến gặp bác sĩ để được tư vấn kĩ hơn nhé.

Dieu tri khi tre bi chan thuong dau hinh anh

Dùng miếng gạc lạnh đắp lên vị trí sưng ở đầu sẽ giúp bé giảm sưng nhanh chóng

 

  • Dù là một chấn thương đầu nhẹ, mẹ vẫn nên quan sát bé trong vòng 24-48 giờ để xem có bất kỳ dấu hiệu nghiêm trọng hay bất thường xảy ra với bé không. Bé có thể (hiếm khi) bị chấn thương sọ não nghiêm trọng sau bị thương vùng đầu mặc dù không xuất hiện các triệu chứng rõ ràng lúc ban đầu. Chấn thương sọ não sau khi bị va đập nhẹ ở đầu thường là do bị xuất huyết não và thường có triệu chứng trong vòng 1-2 ngày kể từ ngày bé bị tai nạn.

Trường hợp cần phẫu thuật

Nếu trẻ bị những chấn thương đầu nghiêm trọng, bác sĩ có thể điều trị cho trẻ bằng những phương pháp sau:

  • Phẫu thuật giảm đè ép (Surgical decompression)
  • Phẫu thuật mở hộp sọ và dẫn lưu (Craniotomy and surgical drainage)
  • Phẫu thuật để loại bỏ mô tổn thương (Surgical debridement and evacuation).
  • Phẫu thuật bằng phương pháp Surgical elevation
  • Giảm sức ép bằng thủ thuật tạo hình màng cứng (Decompressive craniotomy with duraplasty).

Sử dụng thuốc

Việc dùng thuốc nhằm kiểm soát áp lực bên trong hộp sọ của bé thông qua sự điều tiết của các loại thuốc an thần và thuốc tắc nghẽn cơ thần kinh, thuốc lợi tiểu và chống co giật. Dưới đây là các loại thuốc được dùng để kiểm soát tình trạng chấn thương đầu ở trẻ em:

  • Thuốc tắc nghẽn cơ thần kinh như Vecuronium (Norcuron).
  • Thuốc chống co giật và an thần như Thiopental (Pentothal), Pentobarbital (Nembutal, Nembutal Sodium), Phenobarbital (Gardenal 100mg, Phenobarbital 0.1g, Phenobarbital 10mg).
  • Thuốc giảm căng thẳng thần kinh Benzodiazepine như Midazolam (Dormicum, Hypnovel, Sezolam), Lorazepam (Ativan).
  • Thuốc lợi tiểu như Furosemide (D UIrefar 40mg, Furocemid 20mg/2ml; Fusix), Mannitol (Osmitrol, Resectisol, Aridol).
  • Thuốc giảm đau như Fentanyl (Durogesic), Propofol (Anepol Inj, Diprivan, Propofol Lipuro 1%).
  • Thuốc chống co giật như Phenytoin (Phenytoin 100mg), Fosphenytoin (Cerebyx).

Nếu trẻ vẫn hoạt động bình thường sau 2 giờ tổn thương, có thể cho trẻ uống Ibuprofen hay Acetaminophen để giảm đau nếu cần thiết.

Xem thêm:
Làm gì khi bé bị chấn thương đầu mạnh hoặc bất tỉnh do chấn thương
Trẻ bị chấn thương đầu, chẩn đoán bằng cách nào?



  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Head  injury. Đọc thêm tại: <http://kidshealth.org/parent/firstaid_safe/emergencies/head_injury.html>. [Ngày 11 tháng 11 năm 2014].
  2. Head injury – first aid. Đọc thêm tại: <http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/000028.htm>. [Ngày 11 tháng 11 năm 2014].
  3. Preventing head injuries in children. Đọc thêm tại: <http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/patientinstructions/000130.htm>. [Ngày 11 tháng 11 năm 2014].
  4. Concussion. Đọc thêm tại: <http://www.cdc.gov/concussion/signs_symptoms.html>. [Ngày 11 tháng 11 năm 2014].
  5. Pediatric Head Trauma. Đọc thêm tại: <http://emedicine.medscape.com/article/907273-overview>. [Ngày 27 tháng 11 năm 2014].
  6. Head Injury/Concussion. Shelov, SP & Altmannn TR, (eds) 2009, Caring for your baby and young child Birth to Age 5, 5th edn, Bantam books, USA.
  7. Treating minor head injuries in children. Đọc thêm tại: <http://www.webmd.com/first-aid/treating-minor-head-injuries-in-children>. [Ngày 04 tháng 05 năm 2015].
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com