Sức khỏe

Làm gì khi bé bị chấn thương đầu mạnh hoặc bất tỉnh do chấn thương

Nếu bé bị chấn thương đầu mạnh và mất ý thức hoặc bị chấn thương với vết thương quá lớn, mẹ hãy nhanh chóng đưa bé đến gặp bác sĩ nhi khoa. Nhưng nếu bé bị chấn thương và không tỉnh lại trong vòng vài phút, mẹ hãy gọi xe cấp cứu ngay lập tức.

Khi bé bị chấn thương đầu, mẹ hãy bình tĩnh làm theo các bước sau:

  • Di chuyển bé càng ít càng tốt. Nếu mẹ nghi ngờ bé bị chấn thương cổ thì không được di chuyển bé. Việc di chuyển có thể làm chấn thương ở cổ nặng hơn. Chỉ di chuyển khi bé đang ở nơi nguy hiểm ví dụ trên một gờ tường hoặc gần đám lửa, nhưng cố gắng tránh không để cổ bé bị cong hoặc bị xoắn.
  • Kiểm tra xem bé có còn thở không. Nếu không, thực hiện CPR (các thủ thuật hồi sức tim phổi).
  • Nếu bé chảy máu quá nhiều ở một vết thương vùng da đầu, dùng 1 miếng vải sạch đè chặt lên vết thương và tuyệt đối không rửa vết thương.
  • Mẹ tuyệt đối không rút hay gắp vật đang găm chặt vào vết thương của bé ra ngoài mà nên chờ bác sĩ.
  • Không rung lắc trong khi bé đang choáng váng, không nên bế bé lên mà để bé nằm yên nếu bé bị rơi ngã và mẹ nghi ngờ có chấn thương đầu.
  • Sau khi gọi cấp cứu, mẹ hãy chờ cho đến khi xe cứu thương tới chứ không nên tự đưa bé đến bệnh viện.

Lam gi khi be bi chan thuong dau manh hoac bat tinh do chan thuong hinh anh

Gọi cấp cứu nếu bé bị chấn thương đầu và không tỉnh lại

Bé có thể gặp tình trạng mất ý thức sau chấn thương, tình trạng này có thể chỉ kéo dài vài giây hoặc vài giờ. Nếu mẹ thấy bé bị chấn thương và không chắc chắn bé có bị mất ý thức hay không, mẹ cần sớm thông báo cho bác sĩ nhi khoa. (Những trẻ lớn hơn một chút có thể nói rằng bé không thể nhớ những gì đã xảy ra ngay trước và ngay sau khi bị chấn thương).

Hầu hết các bé mất ý thức hơn một vài phút sẽ được nhập viện để theo dõi. Nằm viện là điều cần thiết cho bé nếu bị chấn thương sọ não nghiêm trọng, hơi thở không đều hay bị co giật. May mắn thay, với phác đồ điều trị nhi khoa tiên tiến hiện nay, nhiều bé bị chấn thương đầu nghiêm trọng hoặc những bé đã bất tỉnh nhiều tuần vẫn có thể hồi phục hoàn toàn.

Xem thêm:
Trẻ bị chấn thương đầu, chẩn đoán bằng cách nào?
Điều trị khi trẻ bị chấn thương đầu



  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Head  injury. Đọc thêm tại: <http://kidshealth.org/parent/firstaid_safe/emergencies/head_injury.html>. [Ngày 11 tháng 11 năm 2014].
  2. Head injury – first aid. Đọc thêm tại: <http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/000028.htm>. [Ngày 11 tháng 11 năm 2014].
  3. Preventing head injuries in children. Đọc thêm tại: <http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/patientinstructions/000130.htm>. [Ngày 11 tháng 11 năm 2014].
  4. Concussion. Đọc thêm tại: <http://www.cdc.gov/concussion/signs_symptoms.html>. [Ngày 11 tháng 11 năm 2014].
  5. Pediatric Head Trauma. Đọc thêm tại: <http://emedicine.medscape.com/article/907273-overview>. [Ngày 27 tháng 11 năm 2014].
  6. Head Injury/Concussion. Shelov, SP & Altmannn TR, (eds) 2009, Caring for your baby and young child Birth to Age 5, 5th edn, Bantam books, USA.
  7. Treating minor head injuries in children. Đọc thêm tại: <http://www.webmd.com/first-aid/treating-minor-head-injuries-in-children>. [Ngày 04 tháng 05 năm 2015].
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com