Nuôi con

Lựa chọn đồ chơi an toàn cho bé yêu nhà bạn

Lựa chọn đồ chơi an toàn cho bé là một vấn đề rất quan trọng của mẹ đối với trẻ nhỏ để đảm bảo đến sức khỏe và sự phát triển đến cuộc sống của trẻ sau này.

Hầu hết các hãng sản xuất đồ chơi có tâm đều cố gắng làm ra những món đồ chơi cho bé an toàn. Tuy nhiên, họ vẫn không thể lường hết được những cách mà trẻ con chơi với món đồ đó. Một thứ khác là hộp đựng đồ chơi cũng có thể gây nguy hiểm vì bé có thể bị mắc kẹt vào bên trong, hoặc một nắp đậy có bản lề có thể rơi xuống trúng đầu hoặc người trong khi bé đang tìm kiếm đồ chơi.Vì vậy các mẹ hãy lựa chọn đồ chơi an toàn cho bé chơi cùng Mekhonghoanhao nhé.

Đồ chơi an toàn cho bé

Năm 2006, ước tính có tới hơn 220 ngàn trường hợp bé bị thương liên quan tới đồ chơi phải nhập viện tại Mỹ. Trong số này, có 36% là bé dưới 5 tuổi. Vì thế, khi mua đồ chơi cho trẻ em, phụ huynh nên chú ý những điều sau:

  1. Đồ chơi phù hợp với tuổi và khả năng của bé. Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trên bao bì sản phẩm.
  2. Lục lạc- có lẽ là món đồ chơi cho bé đầu tiên, nên có bề ngang ít nhất 4cm. Miệng và cổ họng bé sơ sinh rất linh hoạt, vì thế những chiếc lục lạc có bề ngang nhỏ hơn sẽ có thể làm cho bé bị ngạt. Ngoài ra, lục lạc không nên có những phần có thể tháo rời ra khiến bé dễ nuốt phải.
  3. Tất cả đồ chơi nên được chế tạo từ những vật liệu cứng hay khó vỡ (vải bông an toàn dành cho trẻ nhỏ) để không bị nứt hoặc bể, thậm chí khi bé ném hoặc đập mạnh chúng.
  4. Kiểm tra những món đồ chơi cho bé phát ra âm thanh khi bóp, đảm bảo những bộ phận trong đó không bị rơi ra ngoài.

lua chon do choi an toan cho be yeu nha ban hinh anh

Lựa chọn đồ chơi an toàn cho bé yêu nhà bạn

 

  1. Trước khi cho bé một con thú nhồi bông hoặc một con búp bê, cần chắc chắn rằng mắt và mũi được gắn một cách chắc chắn, và kiểm tra chúng định kỳ. Tháo gỡ tất cả ruy băng. Không cho phép bé mút núm vú giả hoặc bất kỳ phụ kiện nào đi kèm với một con búp bê và nhỏ tới mức bé có thể nuốt phải.
  2. Nuốt hoặc hít phải những linh kiện nhỏ của đồ chơi thì có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho trẻ nhỏ. Phụ huynh nên kiểm tra cẩn thận những món đồ có linh kiện mà bé có thể nuốt. Tốt nhất, nên chọn mua đồ chơi ghi rõ là dùng được cho bé theo từng độ tuổi phù hợp của con em mình.
  3. Đồ chơi có gắn những cục nam châm nhỏ cực kỳ nguy hiểm cho bé. Nếu bé nuốt nhiều hơn 1 cục nam châm, những nam châm này có thể hút lẫn nhau trong cơ thể bé và gây ra sự tắc nghẽn ruột, thủng ruột, và thậm chí gây tử vong. Giữ những đồ chơi có những nam châm này tránh xa trẻ nhỏ dưới 6 tuổi.
  4. Đồ chơi có những linh kiện nhỏ được mua cho trẻ lớn tuổi hơn cũng nên được cất giữ tránh xa tầm với của trẻ nhỏ.  Nhấn mạnh cho bé lớn tuổi hơn về tầm quan trọng của việc nhặt hết những mảnh của loại đồ chơi như vậy khi bé chơi chúng xong.  Bạn nên kiểm tra kĩ những gì còn vương lại sau khi bé lớn chơi để tránh bé nhỏ hơn sẽ nhặt và nuốt những thứ gây nguy hiểm.
  5. Không cho bé chơi bóng bay vì bé có thể hít/ nuốt những mảnh vỡ của bóng bay dẫn đến ngạt thở. Trong trường hợp bóng bị nổ, hãy nhặt sạch hết những mảnh cao su vỡ và vứt ngay vào thùng rác, đậy chặt.
  6. Không nên cho trẻ dưới 10 tuổi chơi những món đồ dùng điện. Thay vào đó, có thể mua đồ chơi cho bé hoạt động bằng pin. Cần đảm bảo rằng phần nắp đậy bên ngoài chắc chắn để pin không bị rơi ra, gây nguy hiểm cho bé.
  7. Kiểm tra những đồ chơi cơ học như là: lò xo, bánh răng, bản lề một cách cẩn thận. Những vật này có thể móc vào tóc hay tay chân bé.
  8. Tránh để bé bị đứt tay, trầy xước, kiểm tra những món đồ chơi an toàn cho bé trước khi cho chơi để đảm bảo không có cạnh sắc, nhọn nào. Tránh mua những món đồ làm bằng kính hay nhựa cứng dễ vỡ/ gãy.
  9. Không cho phép bé chơi với những đồ chơi gây tiếng ồn lớn, bao gồm cả đồ chơi bóp chíp nếu nó phát ra âm thanh quá lớn. Những tiếng ồn ào hoặc khoảng 100 decibel bằng với tiếng súng ở cự ly gần có thể tổn thương thính giác của trẻ nhỏ.
  10. Đồ chơi bắn ra đạn/ bi nhựa… hoàn toàn không dành cho bé, bởi vì có thể dễ dàng làm tổn thương mắt. Không bao giờ cho bé đồ chơi bắn ra bất kỳ thứ gì ngoại trừ sung phun nước và bắn ra nước.

Hộp đựng đồ chơi cho bé

Khi cho bé dùng hộp đựng đồ chơi, phụ huynh hãy lưu ý những điểm sau:

  1. Dùng hộp đựng đồ chơi cho bé không có nắp đậy, hoặc loại có nắp trượt, nắp mỏng, nhẹ có thể tháo được
  2. Nếu phải cho bé sử dụng 1 hộp đựng đồ chơi có nắp đậy, cần đảm bảo nắp khi mở ra sẽ được giữ chặt lại và không bị rơi xuống. Nếu hộp đựng đồ chơi không thể đáp ứng được điều kiện này thì tốt nhất nên tháo luôn nắp ra.
  3. Dùng hộp đựng đồ chơi có các cạnh và góc tròn được bao bọc lại để bé không bị chấn thương khi ngã trúng phải hộp.
  4. Bé thường bị mắc kẹt trong những những hộp đựng đồ chơi này, vì thế cần đảm bảo hộp có những lỗ thông gió hoặc một lỗ hổng giữa phần nắp và hộp. Đừng che kín các lỗ này bằng cách đẩy hộp sát lại tường. Đồng thời, cần đảm bảo là nắp hộp lớn không bị khoá rập lại và nhốt bé ở bên trong.


  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Shelov, SP & Altmann TR, (eds) 2014, Caring for your baby and young child Birth to Age 5, 6th edn, Bantam books, USA.  Trang 489.
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com