Sức khỏe

Chẩn đoán và điều trị tình trạng nhiễm độc chì ở trẻ em

Nhiễm độc chì ở trẻ em thường không có những biểu hiện bên ngoài rõ ràng, phải nhờ đến các xét nghiệm và chẩn đoán của bác sĩ mới biết chính xác được. Để phòng tránh, các mẹ nên vệ sinh sạch sẽ cho bé thường xuyên, nhất là sau khi bé chơi đồ chơi xong.

Chẩn đoán nhiễm độc chì ở trẻ em bằng cách nào?

Khi bé đến tuổi đến trường, lúc này bé cần phải học các kĩ năng phức tạp hơn như đọc sách hoặc số học, bé có thể gặp khó khăn trong việc bắt kịp bài học ở lớp. Có một vài bé lại quá hiếu động, điều này cũng do ảnh hưởng của chì. Vì vậy, cách duy nhất để biết bé bị nhiễm độc chì hay không là mang bé đi kiểm tra.
 
Xét nghiệm máu. Đây là phương pháp phổ biến nhất để kiểm tra nhiễm độc chì là lấy một giọt máu từ ngón tay. Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy bé phơi nhiễm chì thì bác sĩ có thểlấy thêm máu ở tĩnh mạch (tĩnh mạch ở tay) để kiểm tra chính xác hơn và có thể đo được hàm lượng chì có trong máu.

Chẩn đoán và điều trị tình trạng nhiễm độc chì ở trẻ em

Chẩn đoán nhiễm độc chì ở trẻ em bằng phương pháp xét nghiệm máu

Mức chì trong máu được đo bằng microgram trên mỗi decilit (mcg/dL). Hàm lượng chì ≥5 mcg / dL là mức độ không an toàn, lúc này mẹ nên đưa bé đi kiểm tra lượng chì có trong máu theo định kì. Nếu nồng độ cao ≥45 mcg/dL bé cần được điều trị ngay.

Điều trị nhiễm độc chì ở trẻ em như thế nào?

Điều trị nhiễm độc chì ở trẻ em sẽ phụ thuộc vào nồng độ chì có trong máu, tuy nhiên các phương  pháp điều trị chỉ làm giảm nồng độ chì có trong máu mà không làm giảm những biến chứng đã có của nhiễm độc chì.
 
Nếu bé chỉ bị nhiễm một lượng chì tương đối thấp thì điều mà mẹ cần làm là tránh cho bé tiếp xúc với nguồn mà bé đã nhiễm chì, dần dần cơ thể sẽ tự đào thải và nồng độ chì trong máu sẽ giảm.  Nếu bé nhiễm một lượng chì khá cao trong máu, bé có thể sẽ phải dùng thuốc giải độc, các loại thuốc này khi đi vào cơ thể sẽ liên kết hóa học với chì và cũng được cơ thể loại thải ra theo đường nước tiểu.
 
Bé bị nhiễm độc chì sẽ cần được theo dõi sức khỏe, hành vi, quá trình học tập trong nhiều năm. Mẹ nên cho bé theo học các trường đặc biệt đồng thời có các phương pháp trị liệu phù hợp giúp làm giảm các vấn đề do nhiễm độc chì gây ra.

Phòng ngừa nhiễm độc chì ở trẻ em có khó?

Thường xuyên rửa tay cho bé. Việc làm này không chỉ hình thành cho bé thói quen tốt mà còn bảo vệ bé khỏi những mầm bệnh nữa, đặc biệt trước khi ăn, ngủ, và cả sau khi bé chơi ngoài trời nữa.

Chẩn đoán và điều trị tình trạng nhiễm độc chì ở trẻ em hình ảnh 2

Rửa tay cho bé thường xuyên giúp bé tránh xa mầm bệnh

Hạn chế lượng chì trong thức ăn. Mẹ nên để vòi nước chảy một vài phút để trôi đi lượng nước chứa các cặn lắng đường ống trước khi mẹ sử dụng nước để nấu ăn.
 
Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa. Trong quá trình dọn dẹp, hãy sử dụng các loại chất tẩy rửa với nước, các chất này sẽ giúp chì tan trong nước. Cửa sổ cũ cũng là một trong những mối nguy hiểm vì sơn trên khung gỗ rất dễ bị hỏng,và bong tróc. Lúc mẹ hoặc bé đóng mở cửa sổ cũng có thể tạo ra bụi có chứa chì vì vậy mẹ nên thường xuyên lau chùi cửa sổ, bề mặt sàn nhà sạch sẽ để giảm thiểu nguy cơ bé tiếp xúc với bụi có chứa chì nhé, hãy giảm thiểu tất cả các nguy cơ nhiễm độc chì với trẻ.
 
Không sử dụng máy hút bụi để hút các mảnh sơn bong tróc hay bụi sơn. Tại sao ư? Đơn giản vì máy hút bụi có thể phát tán bụi qua lỗ thoát khí.
 
Hạn chế trẻ tiếp xúc với sơn và bụi sơn nhất có thể. Trong trường hợp nhà đang sửa chữa mẹ hãy chuyển bé đến sống một nơi khác (chẳng hạn nhà ông bà nội, ngoại,..) vì lúc đánh bóng và cạo lớp sơn cũ có thể gây ra bụi, trong đó có lẫn chì. Nếu bé hít phải những bụi này thì khả năng nhiễm độc chì rất cao.
 
Dẫn bé đi khám nếu xung quanh bé có người mắc bệnh. Đây là việc mẹ nên làm, và đặc biệt nếu mẹ đang sống trong khu vực có nguy cơ nhiễm độc chì cao thì mẹ nên đưa bé đi kiểm tra nồng độ chì trong máu thường xuyên.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý. Ngoài ra, mẹ còn cho tớ ăn một chế độ ăn uống đầy đủ canxi và sắt để giảm khả năng nhiễm độc chì vào cơ thể.  
Một số thực phẩm giàu canxi cho mẹ tham khảo nè:

  • Đậu hũ
  • Sữa đậu nành
  • Các loại rau lá màu xanh như bông cải xanh, cải brussels, cải xoăn,
  • Các loại đậu
  • Cá mòi hoặc cá hồi ăn nguyên xương
  • Tôm

Chẩn đoán và điều trị tình trạng nhiễm độc chì ở trẻ em hình ảnh 3

Chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng góp phần giảm nguy cơ ngộ độc chì mẹ à
  • Nước cam
  • Bánh pizza
  • Bánh mì
  • Các loại hạt/ hạnh nhân
  • Sữa và các chế phẩm từ sữa ( phô mai, sữa chua). 

Những nguồn thực phẩm giàu sắt như:

  • Quả mơ.
  • Thịt gà, cá và các loại thịt khác.
  • Các loại đậu, đậu lăng và đậu nành.
  • Trứng;              
  • Gan.
  • Yến mạch.
  • Bơ đậu phộng.
  • Nước ép mận.
  • Nho khô và mận khô.
  • Rau chân vịt, cải xoăn…


  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Lead Poisoning. Shelov, SP & Altmannn TR, (eds) 2009, Caring for your baby and young child Birth to Age 5, 5th edn, Bantam books, USA.
  2. Lead Poisoning. Đọc thêm tại: <http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/002473.htm>. [Ngày 20 tháng 10 năm 2014]
  3. Lead Poisoning. Đọc thêm tại: <http://kidshealth.org/parent/firstaid_safe/home/lead_poisoning.html#>. [Ngày 20 tháng 10 năm 2014].
  4. Lead Poisoning. Đọc thêm tại: <http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/lead-poisoning/basics/tests-diagnosis/con-20035487>. [Ngày 20 tháng 10 năm 2014].
  5. Lead Poisoning: Signs & Symptoms. Đọc thêm tại: <http://public.health.oregon.gov/HealthyEnvironments/HealthyNeighborhoods/LeadPoisoning/ParentsFamilies/Pages/signs.aspx#children>. [Ngày 20 tháng 10 năm 2014].
  6. Osteoporosis. Đọc thêm tại: <http://www.niams.nih.gov/Health_Info/Bone/Bone_Health/bone_health_for_life.asp>. [Ngày 21 tháng 4 năm 2015].
  7. Anemia caused by low iron – children. Đọc thêm tại <http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/007134.htm>.  [Ngày 11 tháng 12 năm 2014
  8. Anemia and Pregnancy. Đọc thêm tại: <http://www.ucsfhealth.org/education/anemia_and_pregnancy/>.  [Ngày 11 tháng 12 năm 2014].
  9. Phát hiện, xử trí nhiễm độc chì. Đọc thêm tại: <http://bachmai.edu.vn/677/print-article.bic>. [Ngày 04 tháng 07 năm 2015].
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com