Sức khỏe

Chẩn đoán và điều trị sưng hạch bạch huyết ở trẻ

Khi trẻ bị sưng hạch bạch huyết, có nhiều điểm quan trọng cần lưu ý khi chăm sóc trẻ tại nhà. Nhưng mẹ cũng đừng quá lo lắng vì sau khi vấn đề nhiễm trùng đã được điều trị, các hạch bạch huyết sẽ quay trở lại kích thước ban đầu nhanh thôi!

Nếu sưng hạch bạch huyết là do bé bị đau họng, bác sĩ có thể kê cho bé uống thuốc kháng sinh. Nếu các hạch bạch huyết bị nhiễm trùng, cần sử dụng kháng sinh kết hợp đắp gạc ấm để khoanh vùng nhiễm trùng. Các mẫu thu được từ vết thương sẽ được nuôi cấy để xác định chính xác nguyên nhân của sự nhiễm trùng. Việc làm này sẽ giúp các bác sĩ chọn kháng sinh thích hợp nhất.

Chan doan va dieu tri sung hach bach huyet o tre hinh anh

Nếu sưng hạch bạch huyết là do bé bị đau họng, bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh cho bé

Trong trường hợp nguyên nhân gây sưng hạch bạch huyết không rõ ràng, các bác sĩ nhi khoa cũng có thể kiểm tra bệnh lao trên da. Nếu các hạch bạch huyết bị sưng trong thời gian dài mà không thể tìm được nguyên nhân, cần thực hiện sinh thiết (lấy một mẫu mô từ hạch) và kiểm tra dưới kính hiển vi.

Trong một số rất ít trường hợp, sưng hạch bạch huyết có thể là do bé có một khối u hoặc bị nhiễm nấm, lúc này bé cần được chăm sóc y tế đặc biệt.

Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ tại nhà

Tuy không phải là bệnh lý nguy hiểm, nhưng khi chăm sóc trẻ bị sưng hạch bạch huyết tại nhà, mẹ cần lưu ý một vài điểm quan trọng sau:
Nếu mẹ nhận thấy các hạch có kích thước nhỏ bằng hạt đậu (nhỏ hơn 12 mm) thì đừng nên quá lo lắng vì đây là dấu hiệu bình thường. Mẹ sẽ thường xuyên thấy sự hiện diện của các hạch này đặc biệt là ở cổ và háng của bé.

Nếu bé bị sốt trên 39OC và có cảm giác đau thì mẹ có thể cho bé uống Acetaminophen (Tylenol) hoặc ibuprofen để giảm đau và hạ sốt. Lưu ý: Không cho trẻ sơ sinh và trẻ dưới 6 tháng tuổi, hoặc trẻ đang bị mất nước, ói mửa liên tục uống ibuprofen. Không cho trẻ nhỏ uống aspirin vì có thể làm gia tăng nguy cơ mắc hội chứng Reye.

Mẹ nên nhớ tuyệt đối không lấy tay đè lên các hạch bạch huyết để mong có thể đẩy chúng lại vào trong, vì điều này chỉ làm cho các hạch khó có thể thu nhỏ lại kích thước như ban đầu mà thôi. Ngoài ra, mẹ cũng nên nhắc nhở bé đừng đụng chạm nhiều vào các hạch.

Sưng hạch bạch huyết không phải là một bệnh lý truyền nhiễm. Nếu nguyên nhân gây sưng hạch là do viêm họng, cảm lạnh hoặc do bị nhiễm trùng nào đó thì bé có thể trở lại đi học như bình thường sau khi hết sốt và sức khỏe cải thiện.

Sau khi các vấn đề nhiễm trùng đã được điều trị, các hạch bạch huyết sẽ từ từ quay trở lại kích thước ban đầu sau khoảng từ 2-4 tuần. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các hạch bạch huyết này sẽ không bao giờ biến mất hoàn toàn.

Xem thêm:  Dấu hiệu nhận biết trẻ bị sưng hạch bạch huyết



  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Swollen Glands. Shelov, SP & Altmannn TR, (eds) 2009, Caring for your baby and young child Birth to Age 5, 5th edn, Bantam books, USA
  2. Lymph Nodes- Swollen. Đọc thêm tại: <http://www.seattlechildrens.org/medical-conditions/symptom-index/swollen-lymph-nodes/>. [Ngày 10 tháng 04 năm 2015].
  3. Ung thư hạch bạch huyết. Đọc thêm tại: <https://www.singhealth.com.sg/PatientCare/Overseas-Referral/vt/Conditions/Pages/Lymphoma-Cancer.aspx>. [Ngày 11 tháng 04 năm 2015].
  4. When Your Child Has Swollen Lymph Nodes. Đọc thêm tại: <http://www.uofmchildrenshospital.org/healthlibrary/Article/89373>. [Ngày 13 tháng 04 năm 2015].
  5. Swollen lymph glands. Đọc thêm tại: <http://raisingchildren.net.au/articles/lymph_glands.html>. [Ngày 13 tháng 04 năm 2015].
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com