Mang thai

Đối phó với bệnh dị ứng khi mang thai tháng thứ 4

Có một số mẹ bị dị ứng khi mang thai tháng thứ 4 và tình trạng này khiến mẹ cảm thấy khó chịu. Một số giải pháp sau có thể giúp mẹ tránh xa những triệu chứng dị ứng đáng ghét này, các mẹ tham khảo nhé!

Dị ứng khi mang thai tháng thứ 4, liệu có bình thường?

Dị ứng khiến mẹ thường bị phát ban, sổ mũi, tuy nhiên, một số chị em phụ nữ khi mang thai cũng thường hay bị nghẹt mũi. Vậy nên có nhiều mẹ bị nghẹt mũi (do sự tắc nghẽn thông thường trong thai kỳ) và thường nhầm lẫn nó với bệnh dị ứng của mình. Nhưng cũng có thể chính mang thai đã làm trầm trọng thêm các bệnh dị ứng sẵn có của mẹ.

Có những phụ nữ may mắn (khoảng một phần ba trong số các mẹ mang thai) vốn đang bị bệnh dị ứng thì khi mang thai các triệu chứng này tạm thời trì hoãn không xuất hiện trong suốt thai kỳ.

Nhưng cũng có những người kém may mắn hơn (cũng khoảng một phần ba) lại cảm thấy các triệu chứng của mình tồi tệ hơn, và một phần ba các bà mẹ mang thai còn lại thì cảm thấy các triệu chứng của mình vẫn giữ nguyên như cũ.

Doi pho voi benh di ung khi mang thai thang thu 4 p1 hinh anh 1

Dị ứng khi mang thai tháng thứ 4 khiến mẹ khó chịu

Với những mẹ khi mang thai và bị dị ứng nặng hơn, trước khi dùng thuốc kháng dị ứng (kháng histamin) hay bán ở các hiệu thuốc giống như những người bị dị ứng khác, mẹ hãy hỏi bác sĩ những thuốc nào mẹ có thể dùng an toàn nhé.

Một số loại kháng histamin và dược phẩm có thể dùng an toàn trong thai kỳ nhưng cũng có những loại thuốc khác không an toàn cho mẹ đâu.

Đối phó với bệnh dị ứng khi mang thai tháng thứ 4

Khi mang thai và mẹ lại bị dị ứng, có rất nhiều cách hiệu quả để đối phó với tình trạng này như dùng thuốc, tiêm thuốc chống dị ứng,…

Sử dụng thuốc: Một điều rất quan trọng mẹ nên nhớ đó là không được ngừng dùng thuốc điều trị dị ứng đang dùng theo toa hoặc dừng điều trị đột ngột khi mẹ biết mình đang mang thai nhé.

Một số phương pháp điều trị dị ứng giữ cho tình trạng bệnh dị ứng của mẹ tạm ổn thông qua việc mẹ điều trị thường xuyên đấy, ví dụ như việc sử dụng một thuốc hít trị hen suyễn. Vì vậy, nếu mẹ đột ngột ngừng sử dụng thuốc, các triệu chứng dị ứng của mẹ có thể tăng vọt đến mức nguy hiểm.

Ngoài ra, mặc dù mẹ có thể tiếp tục sử dụng các thuốc dị ứng đang dùng nhưng tốt nhất khi mẹ biết (hoặc nghĩ rằng mình có thai), hãy nhanh chóng đến khám bác sĩ nhé .Các bác sĩ sẽ xem xét các thuốc mẹ dùng và thảo luận với mẹ về các lựa chọn điều trị dị ứng để quyết định thuốc nào mẹ có thể tiếp tục dùng cũng như thuốc nào cần thay đổi trong quá trình mang thai và trong khi cho con bú.

Thuốc chống dị ứng: Tiêm ngừa chống dị ứng được coi là an toàn cho các mẹ mang thai khi mẹ đã tiêm và kết thúc liệu trình này trước khi thụ thai một thời gian.

Hầu hết các bác sĩ chuyên khoa dị ứng đều cho rằng việc tiêm chống dị ứng trong thai kỳ không phải là một ý tưởng hay vì việc này có thể gây cho mẹ những phản ứng không mong muốn.

Tránh xa các tác nhân gây dị ứng: Phương pháp tốt nhất để đối phó với tình trạng dị ứng trong thai kỳ là phòng ngừa tình trạng này bằng cách tránh xa hẳn khỏi những tác nhân làm mẹ dị ứng, điều này còn có thể giúp em bé của mẹ sau này giảm nguy cơ dị ứng với chúng nữa đấy.
Doi pho voi benh di ung khi mang thai thang thu 4 p1 hinh anh 2

Cách đối phó tốt nhất với tình trạng dị ứng thai kỳ là tránh các tác nhân khiến mẹ dị ứng

Các phương pháp tránh hắt hơi do dị ứng khi mang thai

Khi bị dị ứng khi mang thai tháng thứ 4, bên cạnh việc sổ mũi, nhiều mẹ còn thường xuyên bị hắt hơi. Để tránh bị hắt hơi, mẹ hãy thử lại bỏ các tác nhân gây dị ứng dưới đây:

Phấn hoa: Nếu phấn hoa hay những tác nhân dị ứng khác ở ngoài trời gây rắc rối cho mẹ, trong mùa dễ mẫn cảm, mẹ hãy ở nhà – trong môi trường có máy điều hòa và máy lọc khí – nhiều nhất mẹ có thể. Khi về nhà, mẹ nhớ rửa tay, rửa mặt và thay quần áo để loại bỏ phấn hoa.

Và lúc ra ngoài, hãy nhớ đeo kính mát loại lớn và mắt kính cong để giữ cho phấn hoa không trôi vào mắt mình.

Bụi: Nếu bụi là thủ phạm gây dị ứng, hãy tìm một người quét bụi và lau nhà giúp mẹ.Ngoài ra, mẹ có thể dùng một chiếc máy hút bụi (đặc biệt là loại máy có bộ lọc HEPA), hoặc một chiếc giẻ ướt, một chiếc chổi phủ thêm vải ướt bên ngoài để đỡ tung bụi mù hơn là dùng một cây chổi bình thường.

Việc dùng giẻ làm bằng vải sợi nhỏ sẽ tốt hơn so với dùng khăn lông lau bụi truyền thống. Và nhớ tránh xa những nơi ẩm mốc như gác xếp và thư viện đầy sách cũ, mẹ nhé!

Doi pho voi benh di ung khi mang thai thang thu 4 p2 hinh anh

Giúp mẹ tránh xa các tác nhân gây dị ứng là cách tránh dị ứng hữu hiệu nhất

Thức ăn: Nếu dị ứng với loại thực phẩm nào đó, mẹ hãy tránh xa chúng, ngay cả khi chúng là những thực phẩm tốt cho thai kì nhé.

Thú cưng: Nếu động vật là nguyên nhân gây ra các đợt dị ứng, mẹ hãy cho bạn bè của mình biết trước về chuyện này để họ có thể dọn thú cưng đi và giũ sạch lông của chúng ra khỏi phòng trước khi mẹ đến thăm.

Và tất nhiên, nếu con vật cưng của mẹ đột nhiên trở thành tác nhân gây ra dị ứng, mẹ nên cố gắng giữ một hoặc nhiều khu vực khác trong nhà (đặc biệt là phòng ngủ của mẹ) tránh khỏi vật nuôi của mình.

Thuốc lá: Dị ứng khói thuốc lá dễ kiểm soát hơn khi mẹ mang thai, vì xung quanh mẹ sẽ ít có người nào hút thuốc, và cũng ít chỗ để họ có thể hút thuốc. Để giảm bớt dị ứng cũng như vì lợi ích của con mình, mẹ nên tránh tiếp xúc với khói thuốc lá, khói ống điếu và khói xì gà.

Có nên nói không với đậu phộng?

Người nước ngoài ăn bánh mì sandwich thường quét bơ đậu phộng lên, bởi đây là món ăn tiện lợi và lành mạnh – nhưng bơ đậu phộng thực sự có an toàn cho bé yêu mẹ đang nuôi trong bụng mình?

Từ lâu, người ta cho rằng các mẹ (và ít nhiều là các bố) nào đang bị hoặc từng bị dị ứng có thể chuyển xu hướng bị dị ứng của mình cho đứa con sắp sinh, cho dù không nhất thiết phải có tác nhân dị ứng cụ thể.

Một số nghiên cứu cho rằng những phụ nữ hay bị dị ứng- những mẹ hay ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng (chẳng hạn như đậu phộng và các sản phẩm từ sữa) khi đang mang thai và cho con bú – có thể có nhiều khả năng sẽ chuyển xu hướng dị ứng với các loại thực phẩm này cho con họ.

Nhưng tin vui cho những mẹ mang thai yêu thích bơ đậu phộng (và cả những ai thích ăn sandwich bơ đậu phộng (PB&J) chấm với một ly sữa) là cho đến nay, nghiên cứu về mối liên hệ giữa bơ đậu phộng với dị ứng trong thai kỳ vẫn chưa được chứng minh.

Tuy nhiên, nếu mẹ đã từng bị dị ứng, hãy nói chuyện với bác sĩ của mình và các bác sĩ chuyên khoa dị ứng về việc này nhé. Qua đó, bác sĩ sẽ cân nhắc mẹ có nên hạn chế trong chế độ ăn uống hay không đấy, nếu không, không cần thiết phải bỏ qua món bơ đậu phộng đâu mẹ ạ!



  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Heidi Murkoff & Sharon Mazel, 2008, What to expect when you’re expecting, 4th edn, Workman Publishing, USA.
  2. Allergies During Pregnancy. Nguồn đọc thêm: <https://www.allergyuk.org/causes-and-risks-of-allergy/allergies-during-pregnancy>. [Ngày 04 tháng 08 năm 2015]
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com