Sức khỏe

Nhận biết trẻ bị sốt rét và cách điều trị

Nhiều mẹ nghĩ rằng sốt rét là căn bệnh thường gặp ở người lớn, nhưng không phải vậy đâu, tình trạng trẻ bị sốt rét ngày nay không phải là hiếm. Đây là căn bệnh nguy hiểm. Bé có thể mắc bệnh nếu bị muỗi nhiễm bệnh chích, hoặc khi mang thai mẹ bị sốt rét cũng sẽ lây sang bé – sốt rét bẩm sinh.

Sốt rét – Căn bệnh có thể gây tử vong

Bệnh sốt rét là một căn bệnh do ký sinh trùng gây ra, bệnh lây truyền qua vết cắn của muỗi Anopheles bị nhiễm bệnh, khi bị muỗi chích ký sinh trùng sẽ được truyền vào máu khiến bé bị mắc sốt rét. Sốt rét là một bệnh cực kì nguy hiểm và có thể gây tử vong nếu như không được điều trị kịp thời.

Nhận biết trẻ bị sốt rét và cách điều trị

Sốt rét là do ký sinh trùng gây ra và được lây sang qua vết cắn của muỗi Anopheles bị nhiễm bệnh

Có bốn loài ký sinh trùng gây bệnh sốt rét ở người:

  • Plasmodiumfalciparum
  • Plasmodiumvivax
  • Plasmodiummalariae
  • Plasmodiumovale.

Plasmodiumfalciparum và Plasmodiumvivax là hai loại phổ biến nhất, trong đó Plasmodiumfalciparum là loại ký sinh trùng có thể gây chết người nhiều nhất.
Khi ký sinh trùng sốt rét vào máu, chúng sẽ di chuyển đến gan và nhân lên tại đây. Cứ mỗi vài ngày, hàng ngàn ký sinh trùng sẽ được phóng thích tại gan đi vào dòng máu sau đó chúng sẽ phá hủy hồng cầu.

Thời gian ủ bệnh của ký sinh trùng sốt rét là khoảng thời gian từ lúc bị muỗi chích đến khi ký sinh trùng được phóng thích từ gan, dao động trong khoảng từ 10 ngày – 1 tháng.

Các đường lây truyền bệnh sốt rét ở trẻ

Trẻ bị sốt rét khi nào? Một loại ký sinh trùng có tên Plasmodium là nguyên nhân gây ra bệnh sốt rét, chúng lây truyền sang người chủ yếu qua vết cắn của muỗi Anopheles bị nhiễm bệnh, được gọi là”vectơ sốt rét”.

Trẻ sẽ bị nhiễm bệnh nếu bị muỗi nhiễm bệnh chích vào người, sau đó ký sinh trùng được truyền vào máu của bé. Mẹ đang mang thai nếu bị bệnh thì khi sinh bé ra, bé cũng có thể nhiễm sốt rét, gọi là bệnh sốt rét bẩm sinh. Ngoài ra, trẻ còn có thể nhiễm sốt rét qua các đường sau:

  • Ghép nội tạng
  • Truyền máu
  • Sử dụng chung kim tiêm hoặc ống chích.

Triệu chứng sốt rét ở trẻ mẹ cần lưu ý

Khi trẻ bị nhiễm trùng do sốt rét thường có các triệu chứng sau:

  • Lạnh run từ mức độ trung bình đến nặng.

Nhận biết trẻ bị sốt rét và cách điều trị hình ảnh 2

Lạnh run – một trong những triệu chứng sốt rét ở trẻ mẹ cần lưu ý
  • Sốt cao (có thể trên 40.60C).
  • Thở nhanh.
  • Khi trẻ hết sốt, nhiệt độ cơ thể trở lại bình thường và sẽ ra rất nhiều mồ hôi.

Các đợt triệu chứng gồm “Ớn lạnh– sốt– đổ mồ hôi” có thể lặp lại trong khoảng thời gian 2 – 3 ngày, tùy thuộc vào từng loài ký sinh trùng sốt rét gây ra nhiễm trùng.

Ngoài ra, bé có thể xuất hiện các triệu chứng sốt rét khác như:

  • Nhức đầu
  • Nôn
  • Tiêu chảy
  • Đau nhức mình mẩy
  • Lá lách to bất thường
  • Co giật hoặc mất ý thức (nếu sốt rét ảnh hưởng đến não)
  • Tiểu ít (nếu sốt rét ảnh hưởng đến thận).

Chẩn đoán bệnh sốt rét ở trẻ em

Nếu mẹ nghi ngờ trẻ bị sốt rét, hãy nhanh chóng đưa trẻ đến bác sĩ. Để chẩn đoán xem trẻ có bị nhiễm bệnh sốt rét hay không, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm máu tìm ký sinh trùng sốt rét. Mẫu máu của bé sẽ được đưa tới phòng thí nghiệm soi dưới kính hiển vi, có thể xác định chính xác bé đã bị sốt rét nếu tìm thấy ký sinh trùng sốt rét trong hồng cầu.

Điều trị khi trẻ bị sốt rét

Các loại thuốc điều trị bệnh sốt rét phổ biến nhất gồm:

  • Chloroquine (Aralen)
  • Quininesulfate (Qualaquin)
  • Hydroxychloroquine (Plaquenil)
  • Mefloquine
  • Tổng hợp 2 loại thuốc atovaquone và proguanil.

Khi trẻ bị sốt rét, để hạ sốt một cách nhanh chóng, mẹ có thể dùng Paracetamol – đây là thuốc khá an toàn và hiệu quả.

Ngoài ra, mẹ có thể sử dụng thuốc chống nôn chứa domperidone (Motilium). Bên cạnh đó, trẻ cần được truyền dịch thích hợp để cân bằng lại nếu triệu chứng này lặp đi lặp lại (dẫn đến tình trạng mất nước). Dịch truyền chứa Glucose sẽ giúp trẻ chống lại sự hạ đường huyết (nhiều khi đây là triệu chứng đi kèm lúc trẻ bị sốt rét nặng).

Nói chung, sốt rét là một căn bệnh rất nguy hiểm, mẹ tham khảo thêm bài Kinh nghiệm phòng ngừa sốt rét ở trẻ mẹ nên biết để có cách phòng ngừa tốt hơn.




  1. Malaria. Đọc thêm tại: <http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/malaria/basics/definition/con-20013734>. [Ngày 15 tháng 12 năm 2014]
  2. Malaria. Đọc thêm tại: <http://www.healthline.com/health/malaria#Overview1>. [Ngày 15 tháng 12 năm 2014]
  3. Malaria. Đọc thêm tại: <http://www.who.int/malaria/areas/high_risk_groups/children/en/>[Ngày 15 tháng 12 năm 2014]
  4. Infection _ Malaria. Đọc thêm tại: <http://kidshealth.org/parent/infections/parasitic/malaria.html>. [Ngày 15 tháng 12 năm 2014]
  5. Malaria. Đọc thêm tại: <http://www.who.int/mediacentre/factsheets/fs094/en/>. [Ngày 12 tháng 12 năm 2014]
  6. Malaria treatment and management. Đọc thêm tại: <http://emedicine.medscape.com/article/998942-treatment>. [Ngày 15 tháng 12 năm 2014]
  7. Mẹo đuổi muỗi. Đọc thêm tại: <http://www.thuocbietduoc.com.vn/tin-tuc-16843-1-11/meo-duoi-muoi.aspx>. [Ngày 13 tháng 12 năm 2014]
  8. Thuốc đuổi muỗi. Đọc thêm tại: <http://www.mass.gov/eohhs/docs/dph/cdc/factsheets/mosquito-repellents-vt.pdf>. [Ngày 12 tháng 12 năm 2014]
  9. West nile virus, Shelov, SP & Altmannn TR, (eds) 2009, Caring for your baby and young child Birth to Age 5, 5th edn, Bantam books, USA.
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com