Sức khỏe

Những điều cần lưu ý khi bổ sung magie

Việc bổ sung magie từ thực phẩm giàu magie chẳng có gì phải bàn vì magie có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể mỗi người. Nhưng nếu bạn muốn bổ sung khoáng chất này với dạng tiêm hoặc viên uống có thể gặp phải những tác dụng phụ và tương tác thuốc không mong muốn. Tham khảo bài viết để hiểu rõ hơn nhé!

Lưu ý những tác dụng phụ khi bổ sung magie

Magie hầu như an toàn khi uống hoặc tiêm nếu thích hợp hoặc được bác sĩ chỉ định. Tuy nhiên ở một số người, magie có thể là nguyên nhân gây đau bụng, buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy và các tác dụng phụ khác.

Sử dụng magie liều cao có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng bao gồm tim đập không đều, huyết áp thấp, lú lẫn, thở chậm, hôn mê và thậm chí tử vong (liều lượng an toàn cho hầu hết người lớn là dưới 350mg/ngày).

Tương tác thuốc

Nên thận trọng khi bổ sung magie chung với:

  • Thuốc kháng sinh aminoglycoside: Các kháng sinh này và magie đều có khả năng tác động lên cơ bắp nên khi dùng chung có thể dẫn tới các vấn đề về cơ. Các loại kháng sinh này bao gồm: amikacin (Amikin), gentamicin (Garamycin), kanamycin (Kantrex), streptomycin, tobramycin (Nebcin)….
  • Thuốc kháng sinh Quinolone: Magie có thể làm giảm khả năng hấp thụ các loại kháng sinh này của cơ thể. Do đó nên dùng kháng sinh tối thiểu trước 2 giờ hoặc sau 4 – 6 giờ kể từ khi bổ sung magie. Những kháng sinh này bao gồm: ciprofloxacin (Cipro), enoxacin (Penetrex), norfloxacin (Chibroxin, Noroxin), sparfloxacin (Zagam), trovafloxacin (Trovan) và grepafloxacin (Raxar).
  • Thuốc kháng sinh tetracycline: Magie có thể liên kết với tetracycline trong dạ dày. Việc này làm giảm lượng tetracycline cơ thể hấp thu. Do đó, hãy bổ sung magie trước 2 giờ hoặc sau 4 giờ kể từ khi dùng tetracycline. Một số loại kháng sinh tetracycline bao gồm: demeclocycline (Declomycin), minocycline (Minocin), và tetracycline (Achromycin).
  • Bisphosphonates: Magie có thể làm giảm lượng bisphosphate cơ thể có thể hấp thu. Việc bổ sung đồng thời magie và bisphosphate sẽ làm giảm hiệu quả của bisphosphate. Do đó, hãy dùng bisphosphante ít nhất trước hoặc sau 2 giờ kể từ khi dùng magie. Một số loại bisphosphonate bao gồm: alendronate (Fosamax), etidronate (Didronel), risedronate (Actonel), tiludronate (Skelid).

Nhung dieu can luu y khi bo sung magie hinh anh

Nên thận trọng khi bổ sung magie chung với các loại thuốc

  • Thuốc trị cao huyết áp (thuốc chặn kênh Canxi): Magie có thể làm giảm huyết áp. Vì vậy, việc dùng thuốc trị cao huyết áp đồng thời với magie có thể dẫn đến tình trạng huyết áp trở nên quá thấp. Một số loại thuốc trị cao huyết áp: nifedipine (Adalat, Procardia), verapamil (Calan, Isoptin, Verelan), diltiazem (Cardizem), isradipine (DynaCirc), felodipine (Plendil), amlodipine (Norvasc).
  • Thuốc giãn cơ: Magie có tác dụng giúp giãn cơ. Việc dùng thuốc giãn cơ đồng thời với magie có thể làm gia tăng nguy cơ bị tác dụng phụ của loại thuốc này. Một số loại thuốc giãn cơ: carisoprodol (Soma), pipecuronium (Arduan), orphenadrine (Banflex, Disipal), cyclobenzaprine, gallamine (Flaxedil), atracurium (Tracrium), pancuronium (Pavulon), succinylcholine (Anectine)…
  • Thuốc lợi tiểu (hạn chế đào thải Kali): Một số loại thuốc lợi tiểu có thể làm tăng nồng độ magie trong cơ thể. Vì vậy việc dùng các loại thuốc này đồng thời với magie có thể dẫn đến tình trạng magie bị dư thừa trong cơ thể. Một số loại thuốc lợi tiểu làm tăng nồng độ magie trong cơ thể: amiloride (Midamor), spironolactone (Aldactone) và triamterene (Dyrenium).

Những lưu ý và khuyến cáo đặc biệt khi bổ sung magie

  • Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú: Magie hầu như an toàn khi uống trong liều lượng khuyến cáo. Liều lượng này dựa trên độ tuổi của người mẹ. Tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn liều lượng thích hợp cho mình.
  • Rối loạn xuất huyết: Magie được cho rằng làm chậm khả năng đông máu. Do đó, theo lý thuyết, chúng có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết hay bầm tím ở những người mắc phải căn bệnh này.
  • Blốc tim (Heart block): Bệnh nhân blốc tim không nên sử dụng magie liều cao (thường tiêm đường tĩnh mạch).
  • Bệnh thận: Thận không hoạt động tốt sẽ gặp khó khăn trong việc đào thải magie ra khỏi cơ thể. Việc bổ sung thêm magie có thể khiến nồng độ magie trong cơ thể tăng lên đến mức độ nguy hiểm. Do đó, không nên bổ sung magie nếu bạn bị các bệnh liên quan đến thận, chẳng hạn như suy thận.

Xem thêm: Vai trò và cách bổ sung magie cho cơ thể?




  1. Jane Clarke, 2014, Complete Family Nutrition, 1st edn, DK Publishing, USA.
  2. MAGNESIUM. Tham khảo tại: <http://www.webmd.com/vitamins-supplements/ingredientmono-998-magnesium.aspx?activeingredientid=998&activeingredientname=magnesium>. [Ngày 06 tháng 04 năm 2015]
  3. Magnesium. Tham khảo tại: <http://ods.od.nih.gov/factsheets/Magnesium-HealthProfessional/>. [Ngày 06 tháng 04 năm 2015]
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com