Sức khỏe

Sốt co giật ở trẻ em – Những điều ba mẹ nên biết

Sốt co giật ở trẻ em là hiện tượng xuất hiện các cơn co giật khi trẻ bị sốt cao và không do các bệnh về thần kinh gây ra, thường xảy ra vào ngày đầu tiên khi trẻ bị sốt. Hãy tìm hiểu nguyên nhân và triệu chứng nhé.

Cơn co giật hay diễn ra ngay trong vòng 24 giờ từ khi trẻ bắt đầu sốt và có thể là dấu hiệu đầu tiên khi một đứa trẻ bị ốm.
Hiện tượng này có thể xảy ra đối với các trẻ từ 6 tháng – 5 tuổi và hay xảy ra ở các trẻ từ 12 tháng – 18 tháng hơn. Các cơn sốt co giật ở trẻ em thường hay xảy ra nhiều hơn trong những gia đình có tiền sử có người bị sốt co giật.

Nguyên nhân gây sốt co giật ở trẻ em

Thông thường, sốt cao co giật ở trẻ em thường do nhiễm trùng bởi virus, nhiễm trùng tai hay bị cảm cúm.
Nguy cơ sốt cao co giật có thể tăng lên sau khi trẻ chích ngừa/ tiêm chủng các loại vắc xin như tiêm phòng bệnh bạch hầu, uốn ván và ho gà, sởi-quai bị-rubella. Lý do là một số trẻ có thể sốt nhẹ sau khi tiêm chủng và chính cơn sốt là nguyên nhân gây ra các cơn co giật chứ không phải vắc xin.

 

sot-co-giat-o-tre-em-nguyen-nhan-va-trieu-chung-hinh-anh

Sốt co giật ở trẻ em thường xảy ra trong các gia đình có tiền sử sốt co giật.

Dưới một tuổi đã bị thì sẽ rất dễ bị lặp lại (xác suất lặp lại lên đến 50%). Còn các trẻ lớn hơn một tuổi mới trải qua lần sốt co giật đầu tiên sẽ có xác suất lặp lại việc này ít hơn, chỉ khoảng 30 phần trăm cơ hội mà thôi.

Khá nhiều phụ huynh lo lắng co giật do sốt cao sẽ dẫn đến bệnh động kinh. Tuy nhiên, bố mẹ hãy yên tâm là việc này không xảy ra đâu vì co giật ở bệnh động kinh xảy ra không phải do trẻ sốt. Ở trẻ 7 tuổi và có tiền sử sốt co giật, khả năng có triệu chứng động kinh chỉ cao hơn một chút so với các trẻ khác mà thôi.

Triệu chứng của sốt co giật ở trẻ em

Co giật thường vô hại và không hề ảnh hưởng xấu đến não, hệ thống thần kinh, không làm trẻ bị liệt hay chậm phát triển hoặc nguy hiểm tới tính mạng và diễn ra chỉ ít hơn một phút. Sốt co giật ở trẻ em thường chỉ xảy ra một lần trong vòng hai mươi bốn giờ. Tuy vậy, sốt co giật làm không ít bố mẹ sợ hãi.

Triệu chứng có thể từ nhẹ (như đờ đẫn) đến nặng hơn (như rung giật hoặc co quắp các cơ bắp). Mẹ nên để ý những dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị sốt cao gây co giật như:

  • Trẻ trông rất lạ lùng trong một chốc, rồi chân tay cứng lại trong vài giây hoặc lâu hơn
  • Trẻ có thể khóc hoặc rên
  • Nếu đang đứng, trẻ có thể bị ngã
  • Có trẻ nôn trớ hay cắn lưỡi
  • Trẻ không thở và da trẻ tím lại
  • Có trẻ bắt đầu giật nhịp nhàng và không có phản xạ gì với tiếng nói của bố mẹ trong một thời gian ngắn
  • Nước tiểu tự nhiên chảy ra.
  • Nếu bé co giật lần đầu tiên rất nặng gồm co giật cả người lẫn chân tay và không có lịch sử nào của bệnh động kinh, bác sĩ sẽ khám kĩ hơn để loại trừ các nguyên nhân gây ra lần co giật đầu tiên, liệu có phải là do viêm màng não tủy hay không (nhiễm khuẩn màng não và tủy sống do vi khuẩn).

Xét nghiệm & chẩn đoán sốt co giật ở trẻ em

Xác định nguyên nhân gây sốt cho trẻ là bước đầu tiên sau một cơn sốt co giật ở trẻ em. Để xác định nguyên nhân gây ra sốt là do nhiễm trùng nào, bác sĩ có thể khám tai mũi họng, sau đó kiểm tra xem trẻ có viêm đường hô hấp, viêm đường tiết niệu hay không. Nếu cần bác sĩ có thể chỉ định cho trẻ xét nghiệm máu và nước tiểu.

Trẻ có thể cần xét nghiệm đầy đủ trong trường hợp:

  • Trẻ nhỏ hơn 9 tháng và lớn hơn 5 tuổi
  • Trẻ có sự phát triển không bình thường hoặc bất thường ở não, thần kinh
  • Nếu cơn co giật kéo dài hơn 15 phút
  • Trẻ chỉ co giật một phần cơ thể
  • Trẻ bị co giật lặp đi lặp lại nhiều hơn 1 lần trong vòng 24 giờ
  • Phát hiện bất thường trong quá trình khám bệnh cho trẻ.

 

sot-co-giat-o-tre-em-chan-doan-va-dieu-tri-hinh-anh

Xác định nguyên nhân gây sốt cho trẻ là bước đầu tiên sau một cơn sốt co giật ở trẻ em.

Các xét nghiệm đầy đủ bao gồm: làm điện não đồ (EEG); chụp quét CT ở đầu (chụp cắt lớp để kiểm tra cụ thể về chấn thương ở đầu, phát hiện đột quỵ, u não và các bệnh khác ở não bộ); chọc dò tủy sống (xem liệu trẻ có bị viêm màng não tủy).
Nếu các cơn động kinh chỉ liên quan đến một bên cơ thể của trẻ, bác sĩ cũng có thể đề nghị chụp cộng hưởng từ (MRI) để kiểm tra não của trẻ.

Điều trị sốt co giật ở trẻ em

Mặc dù rất lo lắng khi thấy con bị sốt co giật ở trẻ em, nhưng bố mẹ hãy bình tĩnh và làm theo những hướng dẫn sau nhé:

  • Đừng cố hạn chế cơn co giật hay ngăn chặn các động tác co giật của trẻ
  • Đặt trẻ trên nền nhà hoặc giường trong một khu vực an toàn. Dọn sạch các vật cứng và sắc nhọn xa nơi trẻ đang nằm
  • Bố mẹ có thể trải một tấm chăn dưới trẻ nếu sàn nhà quá cứng.
  • Chỉ di chuyển trẻ nếu trẻ đang ở trong một vị trí nguy hiểm.
  • Nới lỏng quần áo cho trẻ, đặc biệt là xung quanh cổ. Nếu có thể, mẹ hãy mở hay loại bỏ quần áo từ eo trở lên.
  • Cho trẻ nằm nghiêng hơi úp xuống để nếu trẻ có chảy nước dãi hoặc nôn sẽ không bị ứ lại trong miệng gây sặc vào đường thở.
  • Đừng cho bất cứ thứ gì vào trong miệng trẻ để tránh trẻ cắn vào lưỡi vì có thể làm tăng nguy cơ chấn thương ở trẻ.
  • Cố gắng giúp trẻ hạ sốt bằng cách cho ngay paracetamol/ibuprofen liều lượng phù hợp vào hậu môn trẻ, hoặc dùng khăn ấm lau mát lên trán, cổ, nách, và bẹn.
  • Nếu trẻ khó thở hoặc co giật tới mười lăm phút liên tục, bố mẹ hãy gọi ngay cấp cứu nhé.

Một vài trường hợp sốt co giật ở trẻ em có thể do viêm màng não gây ra, nguyên nhân này luôn cần được xem xét, đặc biệt là ở các trẻ dưới 1 tuổi hoặc những trẻ trông vẫn yếu ớt sau khi hết sốt để kịp thời xử lý.



  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Febrile Seizures. Tham khảo tại: < http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/febrile-seizure/basics/definition/con-20021016 >
  2. Febrile Seizures. Tham khảo tại: < http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/000980.htm >
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com