Mẹ đẹp

Tìm hiểu các phương pháp trị mụn hiệu quả

Có rất nhiều cách trị mụn, tuy nhiên những phương pháp trị mụn hiệu quả và tốt nhất phải ngăn chặn được các cơ chế tiết bã nhờn và sự tăng trưởng của các vi khuẩn, đồng thời tẩy được các tế bào da chết để lỗ chân lông được thông thoáng.

Những phương pháp trị mụn có thể tự thực hiện

Nước và xà phòng
Rửa mặt nhẹ nhàng với xà phòng và nước không quá 2 lần trong ngày là phương pháp trị mụn đơn giản, dễ thực hiện và có thể giảm bớt mụn. Tuy nhiên, bạn cần nhớ rằng rửa mặt không giúp tẩy sạch các nốt mụn sẵn có trên da và đừng chà xát mạnh quá vì có thể làm da bị tổn thương hoặc gặp phải nhiều vấn đề khác.

Sữa rửa mặt
Bạn cũng có thể dùng các lại sữa rửa và xà phòng rửa mặt bày bán trên thị trường để điều trị mụn. Những chất này thường chứa các thành phần như acd salicylic, benzoyl peroxide hoặc lưu huỳnh.

Tìm hiểu các phương pháp trị mụn hiệu quả

Sử dụng xà phòng hoặc sữa rửa mặt hàng ngày để trị mụn

Benzoyl peroxide. Khi bị mụn nhẹ, các bác sĩ da liễu có thể khuyên bạn dùng một loại thuốc có chứa hoạt chất benzoyl peroxide. Bạn có thể dễ dàng tìm mua loại thuốc này tại các nhà thuốc. Hoạt chất này có thể tiêu diệt các vi khuẩn gây mụn và thường mất ít nhất 4 tuần để phát huy tác dụng nếu dùng thường xuyên.

Cũng như các loại thuốc trị mụn thông thường khác, benzoyl peroxide không tác động đến quá trình tiết bã nhờn hoặc làm tróc các tế bào chết để nang lông được thông thoáng nên khi bạn ngừng sử dụng, mụn sẽ quay trở lại ngay. Hoạt chất này được sản xuất ở nhiều dạng như kem dưỡng, lotion, sữa hoặc gel rửa mặt.

Benzoyl peroxide có thể làm khô da và bạc màu quần áo, do đó cần chú ý cẩn thận khi dùng. Hãy mặc những chiếc áo thun cũ nếu bạn thoa kem có chứa benzoyl peroxid vào vùng lưng hoặc ngực trước khi đi ngủ.

Acid salicylic. Hoạt chất này giúp điều hòa quá trình sản sinh tế bào chết của da. Đối với các loại mụn nhẹ, acid salicylic giúp giải phóng lỗ chân lông và ngăn ngừa thương tổn do mụn. Acid salicylic không có tác dụng điều tiết bã nhờn và diệt khuẩn.

Do đó bạn cũng phải dùng các sản phẩm chứa acid salicylic thường xuyên giống như benzoyl peroxide. Vì khi ngưng sử dụng thì tác dụng trị và ngừa mụn cũng mất theo, các lỗ chân lông bị tắc nghẽn và mụn sẽ quay trở lại ngay. Acid salicylic thường có trong các lotion, kem dưỡng hoặc miếng dán trị mụn.

Lưu huỳnh. Lưu huỳnh có mùi rất khó chiụ do đó thường được kết hợp với một số hoạt chất khác như cồn và acid salicylic để tạo thành một hỗn hợp có tác dụng trị mụn. Hiện tác dụng của lưu huỳnh trong việc điều trị mụn vẫn còn là một bí ẩn và nó chỉ đem lại một ít tác dụng trong hầu hết các trường hợp.

Cồn và acetone
Cồn có tính kháng khuẩn còn acetone có thể loại bỏ các bã nhờn trên bề mặt da. Những hoạt chất này thường có trong các loại thuốc trị mụn thông thường và có thể gây khô da. Hơn nữa, tác dụng trị mụn của chúng cũng rất hạn chế nên các bác sĩ da liễu thường không khuyên dùng.

Các liệu pháp thiên nhiên
Có rất nhiều liệu pháp thiên nhiên để phòng chống và trị mụn như dùng các sản phẩm hữu cơ hay thảo mộc. Tuy nhiên, hiệu quả của các chất này thường khá hạn chế và vẫn chưa được kiểm định, chứng minh rõ ràng.

Lưu ý: Khi những nốt mụn đã già, hãy chườm khăn ấm vài phút để chúng tự vỡ ra. Còn nếu bị mụn mủ hoặc viêm, bạn nên đến các cơ sở y tế hoặc thẩm mỹ để được các chuyên gia hoặc bác sĩ rạch mụn bằng các dụng cụ phẫu thuật phù hợp cũng như quy trình vô khuẩn đúng cách. Tự ý nặn ép mụn mủ sẽ dẫn đến nhiều hậu quả kèm theo và có thể tạo sẹo vĩnh viễn đấy.

Phương pháp trị mụn bằng dược lý

Thuốc kháng sinh
Kháng sinh có thể dùng ở dạng thoa hoặc uống để trị mụn. Kháng sinh giúp tiêu diệt vi khuẩn gây mụn và do đó hạn chế tình trạng viêm nhiễm. Kháng sinh dạng thoa thường có trong các loại kem dưỡng, gel, sữa rửa mặt, miếng dán hay lotion trị mụn.

Tìm hiểu các phương pháp trị mụn hiệu quả hình ảnh 2

Sử dụng kháng sinh ở dạng thoa đúng cách

Tác dụng của kháng sinh dạng thoa khá hạn chế do khả năng thẩm thấu và làm sạch các cồi mụn dưới da không cao; trong khi kháng sinh dạng uống có thể đi khắp cơ thể và tác động đến các tuyến bã nhờn. Tuy nhiên, kháng sinh dạng uống lại gây nhiều tác dụng phụ hơn dạng thoa và thường chỉ dùng trong những trường hợp bị mụn nặng.

Thông thường, các bác sĩ không khuyến khích sử dụng kháng sinh dạng thoa một mình vì chúng dễ làm tăng khả năng kháng thuốc kháng sinh của các vi khuẩn trên da. Tuy nhiên, kết hợp benzoyl peroxide và kháng sinh dạng thoa có thể làm giảm tác hại này.

Erythromycin và Clindamycin là hai loại kháng sinh vừa có tác dụng kháng viêm vừa chống được nhiều loại vi khuẩn. Người ta thường kết hợp chúng với benzoyl peroxide hoặc một loại retinoid để thoa trực tiếp lên da. Kháng sinh erythromycin dạng uống cũng đã có mặt trên thị trường nhưng cần sử dụng hợp lý để tránh lờn thuốc. Những loại kháng sinh trị mụn dạng uống phổ biến khác bao gồm: Tetracycline, Minocycline và Doxycycline.

Kháng sinh không loại trừ hết được tất cả các nguyên nhân gây mụn và có thể mất vài tuần thậm chí vài tháng để phát huy tác dụng. Do đó, kháng sinh thường được kết hợp sử dụng với các loại thuốc giúp giải phóng nang lông khác. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng có nhiều loại kháng sinh không được dùng khi mang thai.

Phương pháp trị mụn hiệu quả với Retinoids hay chế phẩm từ vitamin A
Các loại thuốc này có cả dạng thoa lẫn dạng uống. Retinoid dạng thoa có thể điều trị được các trường hợp mụn từ mức độ trung bình đến nặng bằng cách cân bằng tốc độ phát triển và thay đổi của các tế bào da.

Tìm hiểu các phương pháp trị mụn hiệu quả hình ảnh 3

Phương pháp trị mụn hiệu quả với Retinoids

Retinoid có thể được sử dụng kết hợp với sản phẩm trị mụn khác như benzoyl peroxide và kháng sinh dạng uống. Retinoids dạng thoa không cho thấy tác dụng phụ nặng nề như retinoids uống. Tác dụng phụ của retinoid dạng bôi bao gồm đỏ da, khô da và ngứa, đặc biệt, sản phẩm này không được khuyến cáo sử dụng cho phụ nữ mang thai hoặc cho con bú.

Isotretinoin là loại kháng sinh hiệu quả nhất đối với các loại mụn bọc dạng nặng. Đây là thuốc duy nhất có thể can thiệp đến tất cả các nguyên nhân gây mụn. Isotretinoin có thể chữa được cả những trường hợp mà các phương pháp trị mụn khác đều thất bại.

Tuy nhiên, loại kháng sinh này có thể gây tác dụng phụ (dị tật thai nhi nặng nề), do đó không được dùng loại thuốc này cho phụ nữ có thai hoặc không sử dụng các biện pháp tránh thai cũng như đang cho con bú.

Một số nghiên cứu cho thấy sử dụng thuốc này còn làm tăng nguy cơ trầm cảm, tự tử và các bệnh lý đường ruột do viêm nhiễm. Vì thế, bạn hãy tham khảo thật kỹ ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia về nguy cơ tiềm ẩn của loại thuốc này trước khi sử dụng nhé!

Một số tác dụng phụ “nhẹ” khác của Isotretinoin là khô da, khô môi, đau cơ, đau khớp, nhức đầu, gia tăng nồng độ triglycerid (một loại cholesterol) trong máu và hiếm gặp hơn là rụng tóc. Đa số những người dùng thuốc này đều chịu được các tác dụng phụ trên, do đó đây có thể không phải là nguyên nhân để ngưng thuốc trước khi trị hết mụn.

Acid Azelaic. Đây là một loại thuốc bôi dạng kem hoặc gel có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm. Nó thường được dùng để điều trị mụn trứng cá đỏ, nhưng cũng có thể điều trị các dạng mụn nhẹ khác.

Dapsone. Đây là một loại thuốc thoa dạng gel thoa tác dụng chống khuẩn và kháng viêm.

Spironolactone. Loại thuốc uống này có tác dụng ức chế hoạt động của các hormone đối với các tuyến bã nhờn. Thuốc đã được FDA (Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ) công nhận là có khả năng trị mụn, đặc biệt là đối với những phụ nữ thường bị mụn khi hành kinh.

Tìm hiểu các phương pháp trị mụn hiệu quả hình ảnh 4

Sử dụng thuốc dạng viên để trị mụn

Thuốc tránh thai. Thuốc ngừa thai chứa hormon sinh dục nữ có tác dụng đối kháng với các hormon sinh dục nam (ví dụ như testosterone) gây mụn. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có thể áp dụng cho nữ giới và mất khoảng 3 tới 4 tháng để phát huy tác dụng. Tác dụng phụ thường thấy của thuốc tránh thai là buồn nôn, tăng cân, nám da, tức ngực và đông máu.

Triamcinolone cũng được bác sĩ da liễu khuyến cáo khi trị mụn. Đây là một loại corticosteroid được tiêm trực tiếp vào các nốt mụn.




  1. Understanding Acne Treatment. Đọc thêm tại: < http://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/acne/understanding-acne-treatment#1>. [Ngày 10 tháng 12 năm 2015].
  2. Understanding Acne Treatment. Đọc thêm tại: <http://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/acne/understanding-acne-treatment>. [Ngày 10 tháng 12 năm 2015].
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com