Sức khỏe

Tìm hiểu về hội chứng thận hư ở trẻ em

Hội chứng thận hư ở trẻ em xảy ra do thận để mất đạm qua nước tiểu. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường hay gặp ở các bé từ 2-5 tuổi, các bé trai có tỷ lệ mắc bệnh cao gấp 2 lần bé gái.

Triệu chứng của hội chứng thận hư ở trẻ em

Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của hội chứng thận hư ở trẻ em là cơ thể bị sưng phù, thường ở vùng mặt (đặc biệt là mắt), bụng, cánh tay hoặc chân (đặc biệt là vùng cổ chân và bàn chân).

Tình trạng sưng phù này xảy ra do lượng chất lỏng dư thừa và muối tích tụ trong cơ thể và làm bé tăng cân một cách nhanh chóng. Một số bé bị sưng quanh mắt cá chân sau khi đứng hoặc ngồi trong một thời gian dài, một số bé khác có thể bị sưng quanh mắt vào mỗi buổi sáng thức dậy.

 

hoi-chung-than-hu-o-tre-em-hinh-anh
Lượng chất lỏng dư thừa và muối tích tụ trong cơ thể khiến bé tăng cân

Ngoài ra, bé có thể xuất hiện một số dấu hiệu phổ biến khác như chán ăn, tiêu chảy, ít đi tiểu, nước tiểu có màu sẫm và sủi bọt.

Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có một số bé không hề có bất cứ triệu chứng rõ ràng của bệnh và chỉ phát hiện bệnh thông qua việc xét nghiệm nước tiểu.

Nguyên nhân dẫn đến hội chứng thận hư ở trẻ em

Ở các bé, nguyên nhân chủ yếu gây ra hội chứng thận hư ở trẻ em là do mắc bệnh cầu thận sang thương tối thiểu. Rối loạn này làm thận không hoạt động đúng chức năng của nó, tuy nhiên khi kiểm tra các mô thận dưới kính hiển vi thì không tìm thấy điều gì bất thường (hoặc nếu có thì không đáng kể). Cho đến nay người ta vẫn chưa xác định được nguyên nhân của tình trạng này.

Ngoài ra, bé cũng có thế mắc hội chứng thận hư do một số nguyên nhân khác như viêm cầu thận, nhiễm HIV, viêm gan, lupus, tiểu đường, thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm, một số dạng ung thư như bệnh bạch cầu, đa u tủy, ung thư hạch bạch huyết.

Chẩn đoán hội chứng thận hư ở trẻ em?

Ngoài việc dựa vào các triệu chứng lâm sàng, bác sĩ có thể làm thêm một số xét nghiệm như xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm chức năng thận, siêu âm hay chụp X-quang ngực để chẩn đoán hội chứng thận hư ở trẻ.

Ngoài ra, sinh thiết thận là một thủ thuật quan trọng nhằm đánh giá diễn tiến bệnh cũng như mức độ tổn thương.

Điều trị hội chứng thận hư ở trẻ em bằng cách nào?

Việc điều trị chứng thận hư còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh, nếu tình trạng của bé là do mắc bệnh cầu thận sang thương tối thiểu thì bác sĩ có thể kê cho bé thuốc prednisone.

Bên cạnh đó, sử dụng thuốc lợi tiểu sẽ giúp giảm bớt lượng dịch gây phù vì nó tăng thải lượng nước tiểu.

Trong một vài trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật cắt bỏ 1 hoặc 2 thận nhằm làm giảm tình trạng huyết khối và mất protein. Khác với cơ quan khác, con người có thể sống chỉ với 1 thận, vì thế thận có thể được hiến từ người sống, lý tưởng nhất là người thân trong gia đình.

Những bé mắc hội chứng thận hư cần có một chế độ ăn hợp lý, do đó mẹ nên hạn chế muối trong thức ăn của bé, đồng thời đảm bảo lượng protein vừa đủ, ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều xơ, giảm đường và thay thế chất béo bão hòa bằng các loại mono, polyunsaturated.

Ngoài ra, mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để được hướng dẫn cách theo dõi protein trong nước tiểu tại nhà bằng que nhúng dipstick nhé.

 

dieu-tri-hoi-chung-than-hu-o-tre-em-hinh-anh
Tham khảo ý kiến bác sĩ khi cần thiết

Các biến chứng của hội chứng thận hư ở trẻ em

Mặc dù hiếm khi xảy ra nhưng khi mắc hội chứng thận hư ở trẻ em, đôi khi bé có thể gặp một số biến chứng như:

Cơ thể dễ bị nhiễm trùng hơn bình thường. Điều trị chứng thận hư bằng steroid (prednisone) trong một thời gian dài có thể gây suy yếu hệ miễn dịch, từ đó làm cơ thể bé dễ bị nhiễm trùng.

Tổn thương thận cấp. Mặc dù hiếm khi xảy ra, tuy nhiên trong một số trường hợp thận của bé có thể ngừng làm việc. Đối với những bé mắc chứng thận hư, tổn thương thận cấp có thể xảy ra do giảm thể tích máu.

Viêm phúc mạc nhiễm khuẩn. Bé có thể đau bụng vùng quanh rốn hay sốt cao >380C hoặc lạnh run vã mồ hôi.

Xuất hiện huyết khối. Tình trạng này hay xảy ra ở chân với triệu chứng sưng, đỏ và đau thường một bên chi.

Suy giảm hormone tuyến giáp. Bé có thể có các triệu chứng như mệt mỏi, mau quên, tăng cân, da tóc móng khô dễ gãy, táo bón, cơ thể nhạy cảm với lạnh, vọp bẻ hoặc yếu cơ….




  1. Nephrotic syndrome in children. Đọc thêm tại: <http://www.nhs.uk/conditions/nephrotic-syndrome/Pages/Introduction.aspx>. [Ngày 08  tháng 7 năm 2015].
  2. Nephrotic syndrome in children. Đọc thêm tại: <http://kidshealth.org/parent/medical/kidney/nephrotic-syndrome.html>. [Ngày 08  tháng 7 năm 2015].
  3. Nephrotic syndrome in children. Đọc thêm tại:<http://www.kidney.org.uk/help-and-information/kids/kids-neph-syn/>. [Ngày 08  tháng 7 năm 2015].
  4. Nephrotic syndrome in children. Đọc thêm tại: <http://www.infokid.org.uk/nephrotic-syndrome>. [Ngày 08  tháng 7 năm 2015].
  5. Nephrotic syndrome in children. Đọc thêm tại: <http://www.kidney-treatment.org/>. [Ngày 08  tháng 7 năm 2015].
  6. Nephrotic syndrome. Đọc thêm tại: <http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/nephrotic-syndrome/basics/causes/con-20033385>. [Ngày 13 tháng 07 năm 2015].
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com