Sức khỏe

Sốt ở trẻ em – Mẹ phải làm gì?

Sốt ở trẻ em là một dấu hiệu tích cực cho thấy cơ thể trẻ đang phải chống lại bệnh tật. Tuy vậy, khi bị sốt trẻ sẽ rất khó chịu vì nó làm trẻ mất nước, tim đập nhanh và cả nhịp thở cũng nhanh hơn.

Sốt ở trẻ em không phải là một tên bệnh mà là một biểu hiện hoặc triệu chứng của một căn bệnh khác. Mẹ cũng cần biết rằng sức đề kháng của trẻ nhỏ vẫn còn rất yếu, không thể chống chọi với bệnh tật được lâu.

Vậy nên, mẹ cần theo dõi và chăm sóc trẻ cẩn thận vì nếu nhiệt độ cơ thể tăng cao có thể dẫn đến hiện tượng sốt co giật ở trẻ em nữa đấy!

Các mẹ có thể tham khảo bài Sốt ở trẻ em – những điều cần biết để sớm nhận ra và có biện pháp xử lý kịp thời nhé!

Sốt ở trẻ em hạ nhiệt độ như thế nào?

Tùy vào loại nhiễm trùng trẻ đang gặp mà triệu chứng sốt ở trẻ em có thể kéo dài hay ngắn ngày. Sốt siêu vi ở trẻ em thường kéo dài khoảng 2-3 ngày, hiếm có trường hợp sốt do vi rút kéo dài tới 2 tuần.
Nếu trẻ bị sốt do vi khuẩn, thường trẻ sẽ sốt cho tới khi được điều trị bằng thuốc kháng sinh phù hợp.

Khi nào cần đưa trẻ đi khám bác sĩ

Khi các trẻ bị sốt cao có thể là dấu hiệu của một nhiễm trùng đáng kể hoặc trẻ bị mất nước, cần được điều trị sớm.

 

sot-o-tre-em-me-phai-lam-gi-hinh-anh1
Khi nào nên đưa trẻ đến bác sĩ

Mẹ hãy đưa trẻ đến bác sĩ ngay khi hiện tượng sốt ở trẻ em có những triệu chứng dưới đây:

  • Trẻ hai tháng tuổi (hoặc nhỏ hơn) có nhiệt độ cơ thể (đo qua đường hậu môn) từ 38oC trở lên, còn được gọi là sốt ở trẻ sơ sinh
  • Trẻ từ 3-6 tháng tuổi có nhiệt độ cơ thể đo như trên từ 38.3oC trở lên, còn được gọi là sốt ở trẻ sơ sinh trừ khi trẻ sốt nhẹ sau khi tiêm chủng/chích ngừa.
  • Trẻ trên 6 tháng tuổi có nhiệt độ cơ thể đo như trên từ 39.4oC trở lên.
  • Trẻ trông rất đừ (sốt kèm theo nhức đầu, chóng mặt, cứng gáy, thở khó, nổi ban đỏ hoặc không hề muốn uống nước).
  • Trẻ sốt hơn 24 giờ không rõ nguyên nhân hoặc trẻ sốt kéo dài hơn 3 ngày.
  • Trẻ đã ngừng sốt khoảng 24 giờ sau đó lại bị sốt lại.

Tuy nhiên, trước khi đưa con đi khám bác sĩ, bố mẹ cần để ý ngoài biểu hiện sốt ở trẻ em, trẻ có thêm những triệu chứng gì khác không, chẳng hạn như trẻ đau họng, đau tai, ho, phát ban không rõ nguyên nhân, nôn ói nhiều lần hoặc đi ngoài (tiêu chảy).

 

sot-o-tre-em-me-phai-lam-gi-hinh-anh2
Nếu trẻ bị sốt và nôn ói, mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ

Hơn nữa, nếu trẻ khó chịu hoặc ngủ nhiều hơn bình thường, mẹ hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ cho yên tâm nhé.

Nếu trẻ hơn một tuổi, tuy nhiệt độ cơ thể hơi cao nhưng vẫn ăn và ngủ tốt, chơi được một khoảng thời gian vui vẻ trong ngày thì bố mẹ không cần đưa trẻ đi khám bác sĩ vội, trừ phi trẻ có nhiệt độ cơ thể cao hơn 39.4oC liên tục quá 24 tiếng.

Trong trường hợp trẻ bị mê sảng (trẻ có biểu hiện sợ hãi, “thấy” những vật thể tưởng tượng không có thật và nói chuyện rất lạ) đi kèm với sốt cao, bố mẹ nên đưa trẻ tới phòng khám càng sớm càng tốt. Thông thường, các biểu hiện mê sảng này sẽ biến mất khi nhiệt độ cơ thể trẻ trở lại bình thường nhưng sẽ tốt hơn nếu bố mẹ đưa trẻ đi khám.

Bác sĩ sẽ giúp bố mẹ phát hiện được nguyên nhân gây ra hiện tượng mê sảng này là gì, có nghiêm trọng không? Có phải do chứng viêm não (ví dụ viêm não Nhật bản), viêm màng não và tổn thương tủy sống do cầu khuẩn (meningitis) hay không?

Giúp trẻ hạ sốt tại nhà

Cơn sốt ở trẻ em sẽ giúp kích thích hệ thống phòng vệ của cơ thể, ví dụ các tế bào máu trắng, để tấn công và tiêu diệt các vi khuẩn hay vi rút thâm nhập vào cơ thể. Vì vậy, sốt đóng vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ chống lại nhiễm trùng.

Nhìn trẻ nhiệt độ tăng cao, mặt mũi nóng bừng, chắc hẳn bố mẹ nào cũng sẽ rất lo lắng và xót ruột. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, bố mẹ không cần cho con uống thuốc hạ sốt nếu trẻ không khó chịu hay chưa từng bị sốt cao co giật ở trẻ em. Thậm chí trẻ sốt cao nhưng không có bệnh mãn tính nào thì cũng không quá nguy hiểm đâu.

Nhưng nếu trẻ bị sốt cao từ 39oC trở lên hoặc trẻ vô cùng khó chịu, khó ăn, khó ngủ, bố mẹ có thể dùng thuốc hạ sốt cho con. Thuốc hạ sốt phổ biến cho trẻ thường có thành phần chứa Paracetamol (ở Mỹ gọi là acetaminophen) hay Ibuprofen. Đối với các trẻ hoặc trẻ dưới 18 tuổi, bố mẹ không nên dùng Aspirin vì có thể gây ra hội chứng Reye.
Xem thêm bài Sử dụng thuốc hạ sốt Paracetamol cho bé như thế nào và Sử dụng thuốc hạ sốt Ibuprofen cho bé như thế nào.

 

sot-o-tre-em-me-phai-lam-gi-hinh-anh3

Ba mẹ hãy cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi nhiệt độ cơ thể cao hơn 39oC

Nếu trẻ bị sốt và đang ngủ, bố mẹ không nên đánh thức trẻ dậy để cho uống thuốc mà chỉ cần đặt thuốc hạ sốt vào hậu môn hoặc để trẻ ngủ yên. Ngoài ra, bố mẹ nên giữ cho phòng của trẻ mát mẻ và cởi bớt quần áo, tã, khăn dày cho trẻ.

Khi nào trẻ lạnh hoặc run rẩy thì đắp cho trẻ một chiếc chăn cotton mỏng hoặc khăn sữa lớn để dễ thấm mồ hôi. Đồng thời cho trẻ uống nhiều nước hoặc nước trái cây pha loãng, dung dịch điện giải để tránh tình trạng trẻ bị mất nước do sốt cao nhé.

Nếu trẻ sốt là do bệnh dễ lây như thủy đậu/ trái rạ hay cúm, bố mẹ nhớ cách ly trẻ với các trẻ khác trong nhà, với ông bà hoặc ai đang bị bệnh nguy hiểm như ung thư vì trẻ có thể lây bệnh cho người khác đấy.

Lau mình cho trẻ – phương pháp hạ sốt ở trẻ em hiệu quả cao

Trong hầu hết các trường hợp, trẻ sẽ hạ sốt nhanh hơn khi dùng thuốc. Tuy nhiên, lau mình cũng là một phương pháp hạ sốt có hiệu quả khá cao. Nhất là đối với những trẻ bị dị ứng với những thành phần của thuốc hạ sốt hoặc trong trường hợp trẻ bị nôn mửa và có thể bị trôi thuốc ra ngoài. Bố mẹ cũng có thể kết hợp vừa uống thuốc vừa lau mình cho trẻ khi trẻ vẫn còn khó chịu sau khi uống thuốc.

 

sot-o-tre-em-me-phai-lam-gi-hinh-anh4
Lau mình cho trẻ cũng là phương pháp hạ sốt cho trẻ hiệu quả

Nếu áp dụng phương pháp hạ sốt này, các mẹ tham khảo cách lau mình cho trẻ bên dưới nhé:

  • Để lau mình khi trẻ lên cơn sốt, bố mẹ hãy chuẩn bị nước ấm từ 29.4 – 32.2oC đổ vào trong bồn tắm nhỏ ở mức nước từ 2.5 đến 5cm. Nếu không có nhiệt kế đo nhiệt độ của nước, bố mẹ có thể kiểm tra bằng mặt sau của tay hay cổ tay, nếu thấy nước âm ấm là được.

Tuyệt đối không nên lau rửa trẻ bằng nước lạnh, trẻ sẽ run rẩy và sốt cao hơn. Bố mẹ cũng không nên cho rượu hay cồn vào nước nhé, rượu sẽ có thể ngấm vào da hoặc khi trẻ hít phải sẽ nguy hiểm, dẫn tới hôn mê đấy.

  • Đặt trẻ ngồi vào trong bồn tắm chứa nước ấm, dùng khăn sữa hoặc miếng bọt biển nhúng nước rồi lau lên thân, hai cánh tay, nách, bẹn và hai chân trẻ. Nước trên người trẻ bay hơi sẽ làm cơ thể trẻ mát hơn.

Tiếp tục lau cho đến khi nhiệt độ cơ thể của trẻ giảm về mức chấp nhận được. Thông thường, sau 30-45 phút, việc lau mình cho trẻ có thể làm nhiệt độ cơ thể trẻ giảm từ một (01) đến (02)oC.

  • Nếu trong khi lau, trẻ bắt đầu run rẩy là nước quá lạnh so với trẻ, bố mẹ hãy nhấc trẻ ra khỏi chậu nước ngay. Còn nếu trẻ hợp tác và thích chơi trong chậu nước, bố mẹ có thể cho trẻ chơi trong chậu nước một chút. Nếu trẻ khó chịu khi bị cho vào nước, bố mẹ nên bế trẻ ra ngoài ngay nhé.


  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Fever in babies. Đọc thêm tại: http://www.webmd.com/parenting/baby/fever-in-babies . [Ngày 16 tháng 09 năm 2015]
  2. Fever in babies-treatment. Đọc thêm tại: http://www.webmd.com/first-aid/fevers-causes-symptoms-treatments. [Ngày 16 tháng 09 năm 2015]
  3. Fevers. Đọc thêm tại: http://www.aboutkidshealth.ca/en/healthaz/conditionsanddiseases/symptoms/pages/fever.aspx. [Ngày 16 tháng 09 năm 2015]
  4. Sốt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đọc thêm tại: http://www.victoriavn.com/nhi-khoa/sot-o-tre-so-sinh-va-tre-nho/293/448. [Ngày 16 tháng 09 năm 2015]
  5. Shelov, SP & Altmann TR, (eds) 2009, Caring for your baby and young child Birth to Age 5, 5th edn, Bantam books, USA
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com