Nuôi con

Bé mút tay, mẹ phải làm gì?

Bé mút tay khiến nhiều ông bố bà mẹ cảm thấy lo lắng, nhưng đây chỉ là một thói quen bình thường ở trẻ mà thôi. Bé sẽ tự bỏ thói quen này vào khoảng từ 2 -4 tuổi nên bạn không cần phải quá lo lắng.

Vì sao bé hay mút tay?

Thống kê cho thấy rằng, có hơn 50% trẻ em có hành vi mút tay trong những năm đầu đời. Đó là kết quả của phản xạ mút có ở tất cả trẻ sơ sinh. Thậm chí có vài bé mút tay ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Thói quen này khá phổ biến vì nó mang lại cảm giác dễ chịu và an toàn cho bé. Một số bé còn có thói quen ngậm tay khi ngủ.

Khi nào mẹ cần quan tâm đến việc bé mút tay?

Phần lớn bé sẽ bỏ tật này khi được khoảng 2 -4 tuổi, vì vậy mẹ cũng không nên quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu sau 5 tuổi và bắt đầu mọc răng vĩnh viễn mà bé vẫn còn giữ thói quen này thì có thể gây ra những vấn đề về răng (ảnh hưởng xấu đến cơ hàm và khiến răng bị mọc lệch).

Be mut tay me phai lam gi hinh anh 1

Thường thì bé mút tay từ rất sớm và bỏ mút tay khi 2 -4 tuổi

Khi bé mút tay phải làm sao?

Một số mẹ thường cho bé sử dụng núm vú giả thay thế để bé không mút tay nữa. Tuy nhiên không có bằng chứng nào cho thấy nó có hiệu quả. Mẹ có thể áp dụng một số chỉ dẫn dưới đây để giúp bé loại bỏ thói quen này nhé:

  • Ngó lơ: Trong một số trường hợp, không chú ý đến việc mút ngón tay của bé là đã đủ để ngăn chặn hành vi này – đặc biệt nếu bé mút tay chỉ để gây sự chú ý với mọi người xung quanh.
  • Động viên bé: Khen ngợi bé hoặc thưởng khi bé không mút tay như sẽ kể thêm cho bé nghe một câu chuyện trước khi đi ngủ hoặc một chuyến đi chơi công viên. Các mẹ nên ghi chú trên lịch để ghi lại những ngày bé không mút ngón tay.
  • Tìm hiểu nguyên nhân: Nếu bé mút tay để giảm căng thẳng thì mẹ nên hỏi bé có lo lắng hay bối rối gì không, mẹ có thể ôm hay trấn an bé để giúp bé cảm thấy thoải mái hơn. Mẹ cũng có thể đưa cho bé một chiếc gối hoặc thú nhồi bông để ôm chặt.
  • Nhắc nhở nhẹ nhàng: Nếu bé mút tay mà không suy nghĩ hay tự chủ, mẹ nên nhẹ nhàng nhắc nhở bé dừng lại. Đừng la mắng, chỉ trích hoặc chế nhạo bé khi đông người, để tránh làm bé cảm thấy xấu hổ. Mẹ có thể báo cho bé ngừng mút ngón tay bằng cách ra hiệu riêng với bé.
  • Dành nhiều thời gian với bé: Khuyến khích bé chơi xây tháp, tô màu..v..v hay bất cứ điều gì giúp giữ cho tay của bé bận rộn.

Be mut tay me phai lam gi hinh anh 2

Luôn giữ tay bé bận rộn
  • Thay đổi thói quen của bé: Trước khi đi ngủ, đưa cho bé một món đồ chơi nhỏ để giữ và ôm ấp để thay thế thói quen mút tay của bé.

Nếu những biện pháp trên không hiệu quả thì mẹ cũng không nên quá đặt áp lực cho bé vì đa phần các bé sẽ từ bỏ thói quen này khi lớn lên.Trong những trường hợp khi răng của bé bị ảnh hưởng xấu, mọc không thẳng hàng, các nha sĩ có thể sẽ đặt một thiết bị trong miệng bé nhằm ngăn ngừa sức ép của các ngón tay lên vòm miệng hoặc răng bé.



  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Thumb sucking and children. Đọc thêm tại: <http://www.aboutourkids.org/articles/thumb_sucking_children>. [Ngày 05/11/2014]
  2. Thumb sucking: Help your child break the habit. Đọc thêm tại:<http://www.mayoclinic.org/healthy-living/childrens-health/in-depth/thumb-sucking/art-20047038?pg=2>. [Ngày 05/11/2014]
  3. Thumb and Finger-sucking Habits. Tham khảo tại: http://www.orthodontists.org.nz/common-orthodontic-issues?id=48 [Ngày 05/11/2014]
  4. Shelov, SP & Altmannn TR, (eds) 2014, Caring for your baby and young child Birth to Age 5, 6th edn, Bantam books, USA. Page 591
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com