Chăm sóc bà bầu

Bệnh thứ năm trong thai kỳ có thật sự nguy hiểm?

Có một căn bệnh mà tôi chưa bao giờ được nghe trước đây – bệnh thứ năm – liệu nó có gây nguy hiểm khi tôi đang mang thai?

Bệnh thứ năm là gì?

Bệnh thứ năm là một sự nhiễm trùng gây nên bởi siêu vi trùng có tên gọi parvovirus B19. Bệnh thường xuất hiện một mẩn đỏ sáng trên mặt, nhất là ở trẻ em. Bệnh đôi khi được gọi là bệnh “má vả (slapped cheek)”.

Bệnh thứ năm là căn bệnh thứ năm trong nhóm sáu bệnh gây sốt và phát ban ở trẻ. Nhưng không giống các bệnh khác trong cùng nhóm (như sởi hay thủy đậu – những căn bệnh thường được chú ý) thì bệnh thứ năm thường ít được biết đến hơn vì các triệu chứng của chúng thường ở mức độ nhẹ và có thể không được chú ý lắm, hay có thể hoàn toàn không có triệu chứng. Sốt là thường chứng chiểm khoảng từ 15 tới 30% các ca bị bệnh thứ năm.

Vài ngày đầu, phát ban xuất hiện ở hai má nhìn như vừa bị vả sau đó lan sang khắp thân, mông và đùi, rồi tự động hết và tái phát (thường tái phát khi tiếp xúc với nhiệt từ ánh sáng mặt trời hay tắm nước ấm) từ một tới ba tuần.

Triệu chứng thường dễ gây hiểu lầm với phát ban của sởi hay các bệnh trẻ nhỏ khác hay do bị cháy nắng hoặc wildburn – một dạng kích ứng da do tác động của gió.

benh-thu-nam-trong-thai-ky-co-that-su-nguy-hiem-hinh-anh

Đặc điểm dễ nhận biết là người bệnh xuất hiện mẩn đỏ

Nguyên nhân do đâu?

Mẹ bị lây nhiễm do chăm sóc cho trẻ bị bệnh thứ năm hay do mẹ đang dạy ở trường nơi xảy ra dịch bệnh làm tăng nguy cơ nhỏ bị lây bệnh. Nhưng phân nửa bà mẹ đang ở tuổi chăm sóc con đã từng bị bệnh thứ năm lúc nhỏ và đã trở nên miễn nhiễm vì vậy bệnh không xảy ra phổ biến ở những phụ nữ mang thai.

Trong trường hợp có thể người mẹ bị bệnh thứ năm và thai nhi sẽ bị nhiễm, virus có thể ngăn cản sự phát triển khả năng sản xuất hồng cầu của trẻ dẫn tới bệnh thiếu máu hay các biến chứng khác.

Điều trị bệnh thứ năm trong thai kỳ như thế nào?

Nếu mẹ bị bệnh thứ năm, bác sĩ sẽ theo dõi các dấu hiệu của bệnh thiếu máu của thai khi bằng cách siêu âm hàng tuần trong vòng 8 tới 9 tuần. Nếu thai nhi bị nhiễm bệnh trong nửa đầu thai kỳ, thì nguy cơ sẩy thai sẽ tăng.

Xét nghiệm máu có thể tiến hành để chẩn đoán bệnh thứ năm, xét nghiệm có thể cho thấy:

  • Mẹ đã miễn nhiễm với loại virus gây bệnh này và không có dấu hiệu nhiễm bệnh gần đây.
  • Mẹ không có miễn nhiễm hay chưa từng bị bệnh này hay mẹ đã từng bị nhiễm bệnh này gần đây.

Nếu mẹ đang mang thai thì cần trao đổi với bác sĩ nếu mẹ:

  • Từng tiếp xúc với người bị bệnh thứ năm
  • Từng bị bệnh mà có thể do nhiễm parvovirus B19 hay gần đây bị nhiễm loại virus này.

Nhắc lại, tỷ lệ bệnh thứ năm làm ảnh hưởng tới mẹ, thai kỳ hay con nhỏ rất thấp. Dù vậy thì cũng luôn luôn thực hiện các biện pháp thích hợp để tránh bị nhiễm bệnh dù bất cứ loại bệnh nào trong thời gian mẹ mang thai nhé!



  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Heidi Murkoff & Sharon Mazel, 2008, What to expect when you’re expecting, 4th edn, Workman Publishing, USA.
  2. Pregnancy and Fifth Disease. Tham khảo tại: <http://www.cdc.gov/parvovirusB19/pregnancy.html>. [Ngày 14 tháng 02 năm 2015]
  3. Bệnh thứ năm. Tham khảo tại: <www.healthlinkbc.ca/healthfiles/bilingua/vietnamese/hfile54-V.pdf>. [Ngày 14 tháng 02 năm 2015]
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com