Sự kiện nổi bật

Bị cảm khi mang thai có thật sự nguy hiểm?

Bị cảm khi mang thai có thật sự nguy hiểm? Bị cảm khi mang thai khiến mẹ rất khó chịu, nhưng có lẽ điều khiến mẹ hoang mang hơn cả là không biết bé yêu trong bụng mình có chịu ảnh hưởng gì từ căn bệnh này không!

Tin tốt lành dành cho mẹ là bé yêusẽ không bị ảnh hưởng bởi cơn cảm lạnh khó ưa đó. Tuy nhiên, nếu khi mang thai mẹ dùng các loại thuốc như aspirin, ibuprofen, vitamin, hoặc các loại thảo dược bị cấm dùng khi phụ nữ mang thai thì thật sự rất đáng lo ngại cho bé đấy.

Nếu mẹ quan tâm: Uống thuốc khi mang thai: Sai một ly, đi ngàn dặm!

Bị cảm khi mang thai – những bí kíp cần bỏ túi

Nếu bị cảm khi mang thai, mẹ hãy gặp bác sĩ và tư vấn thật kỹ để biết được loại thuốc nào được dùng cho phụ nữ mang thai. Trường hợp mẹ đã “trót lỡ” uống vài liều thuốc vốn không được khuyến cáo dùng lúc mang thai thì cũng đừng quá lo lắng mà dẫn tới tâm trạng không tốt ảnh hưởng tới thai nhi, mẹ nên đi kiểm tra sức khỏe để an tâm hơn nhé!

Nếu cơn ngứa họng xảy ra, mẹ nhớ lưu tâm ngay và có thể áp dụng các bí kíp sau để đẩy lùi nó:

Hãy nghỉ ngơi thư giãn. Nghỉ ngơi không thể giúp mẹ đẩy lùi hoặc rút ngắn thời gian bị cảm khi mang thai, nhưng “chiều” cơ thể mình một chút sẽ giúp mẹ có sức khỏe tốt hơn đấy. Và nếu mẹ không bị sốt và ho thì có thể tập thể dục nhẹ nhàng để cơ thể mau hồi phục hơn.

bi cam khi mang thai hinh anh 1

“chiều” cơ thể mình một chút sẽ giúp mẹ có sức khỏe tốt hơn

Đừng nhịn ăn. Hãy bồi dưỡng cơ thể bằng mọi cách vì mẹ ăn sẽ mang lại nguồn dinh dưỡng để nuôi em bé lớn mạnh mà. Mẹ có thể lựa chọn những loại thực phẩm gây hấp dẫn hoặc ít ra là loại nào không làm mẹ chán ăn. Mẹ cũng có thể lựa chọn một số loại trái cây hay nước ép như cam, quýt, bưởi, cũng như nhiều loại trái cây và rau củ khác giàu vitamin C mỗi ngày, nhưng mẹ đừng dùng các loại thuốc bổ sung vitamin C (cũng như chất kẽm hoặc loại thảo dược cúc dại) mà không được sự cho phép của bác sĩ nhé!

Uống nhiều nước. Hắt xì hơi, sổ mũi hay sốt khi mang thai là những nguyên nhân làm cho cơ thể dễ mất nước, trong khi nước là thành phần không thể thiếu được cho cơ thể khỏe mạnh, do đó mẹ hãy uống đầy đủ nước. Đặc biệt, các loại đồ uống nóng sẽ làm dịu sự khó chịu mà mẹ đang trải qua, vì thế mẹ nên chuẩn bị một bình thủy nước nóng hay súp nóng cạnh giường và cố gắng uống ít nhất một tách đầy mỗi giờ. Mẹ cũng có thể uống nước hay nước trái cây lạnh. Xem thêm:

Nâng cao đầu khi ngủ. Mẹ có thể dùng hai chiếc gối để kê đầu khi ngủ. Làm như thế sẽ giúp mẹ dễ thở hơn trong trường hợp mẹ bị nghẹt mũi. Hoặc mẹ cũng có thể sử dụng miếng dán mũi giúp mở rộng đường thở để dễ thở hơn.

Nếu cổ họng của mẹ bị đau và ngứa hay nếu mẹ đang bị ho thì hãy súc miệng với nước muối. Đồng thời giữ ẩm đường thở bằng máy tạo ẩm và máy phun tia nước nhỏ từng giọt nước muối sinh lý vào mũi (không chứa thuốc và hoàn toàn an toàn) cũng là cách hữu hiệu dành cho những mẹ bị cảm khi mang thai.

Mẹ đừng hoãn cuộc hẹn với bác sĩ hay từ chối dùng thuốc đã kê toa của bác sĩ vì lo sợ các thuốc này sẽ gây hại tới thai nhi, và hơn hết, hãy nhớ báo cho bác sĩ biết là mình đang mang thai đấy nhé!

Nếu tình trạng bị cảm khi mang thai trở nên nghiêm trọng, gây ảnh hưởng tới việc ăn uống, nghỉ ngơi, ho ra đàm hơi xanh hay hơi vàng, ho kèm theo đau ngực hay thở khò khè, xoang mũi đau hay nếu các triệu chứng kéo dài hơn một tuần thì mẹ nhớ phải gặp bác sĩ ngay. Vì rất có thể khi ấy cơn cảm lạnh đã biến chứng thành dạng nhiễm trùng khác và cần được bác sĩ kê thuốc để bảo vệ sự an toàn cho mẹ và em bé.

bi cam khi mang thai hinh anh 2

Khi mang thai, nếu tình trạng bị cảm trở nên nghiêm trọng thì mẹ cần gặp bác sĩ ngay nhé

Cách phân biệt cúm và cảm

Cảm lạnh Cúm
Cảm lạnh dù nặng đi nữa thì vẫn còn nhẹ hơn bị cúm.

Nó thường bắt đầu bằng các triệu chứng ngứa và đau họng (thường kéo dài từ 1- 2 ngày) tiếp theo là xuất hiện các dấu hiệu như sổ mũi rồi sau đó nghẹt mũi, hắt hơi nhiều và có thể có các cơn đau, uể oải nhẹ đến vừa.

Sốt nhẹ hay không sốt (thường thấp hơn 1000F (1000F = 37.80C). Ho có thể tiến triển nặng hơn, đặc biệt khi cơn cảm lạnh gần hết, và có thể tiếp tục ho trong một tuần hoặc thời gian kéo dài hơn sau khi các triệu chứng khác lắng xuống.

Bệnh cúm thường nghiêm trọng và xảy ra đột ngột hơn.

Các triệu chứng gồm sốt (thường từ 38.9 -400C), nhức đầu, đau họng (2-3 ngày sau sẽ bị nặng hơn), đau nhức cơ dữ dội và nhìn chung thường yếu và mệt mỏi (có thể kéo dài vài tuần hay lâu hơn).

Thỉnh thoảng người bệnh có thể hắt hơi và ho trở nên nghiêm trọng hơn. Trong một số trường hơp, có thể xảy ra nôn ói nhưng đừng nhầm hiện tượng này với tình trạng “cúm dạ dày”. Mẹ có thể dễ dàng tránh bị cúm bằng phương pháp tiêm phòng cúm.



  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Heidi Murkoff Sharon Mazel, 2008, What to expect when you’re expecting, 4th edn, Workman Publishing, USA.
  2. Coughs and colds in pregnancy, tham khảo tại: http://www.babycentre.co.uk/a542237/coughs-and-colds-in-pregnancy
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com