Nuôi con

Bí quyết phát triển ngôn ngữ cho bé 8 -12 tháng tuổi

Phát triển ngôn ngữ cho bé 8 -12 tháng tuổi là việc cha mẹ nên làm vì ở độ tuổi này bé bắt đầu chú ý nhiều hơn đến âm thanh xung quanh và bập bẹ gọi “ba ba, mẹ mẹ”. Bé cũng sẽ cố gắng bắt chước một số từ bạn nói. Vì vậy, các mẹ hãy thường xuyên trò chuyện cùng bé để bé có thêm vốn từ và biết cách giao tiếp với người khác.

Trong năm đầu đời, bé sẽ bắt đầu truyền tải những gì bé muốn bằng cách chỉ chỏ, bò hoặc diễn tả bằng điệu bộ. Bé cũng sẽ bắt chước nhiều cử chỉ mà bé thấy người lớn làm khi nói chuyện. Việc giao tiếp không bằng lời nói này chỉ là tạm thời trong khi bé học cách làm thế nào để diễn đạt ý của bé bằng lời nói. Do vậy, giai đoạn trẻ 8 -12 tháng tuổi là thời gian thích hợp để phát triển ngôn ngữ cho bé.

Bạn có để ý những tiếng ậm ừ, ríu rít và cả những tiếng rít của bé những tháng trước đây đã thành những âm tiết rõ ràng có thể nhận biết được như là “ba”, “da”, “ga” hay “ma”? Bé thậm chí còn có thể thỉnh thoảng bật ra những từ như “mama” hay “bye bye” một cách khá tình cờ khiến bạn cảm thấy vô cùng phấn khích. Chính sự phấn khích của bạn sẽ làm cho bé hiểu rằng “À, mình vừa nói được từ gì đó có nghĩa hay ho lắm”. Phải mất khá lâu trước khi bé biết gọi “mama” để thu hút sự chú ý của bạn. Ở độ tuổi này, bé cũng nói “mama” suốt ngày chỉ để tập nói mà thôi.

phat-trien-ngon-ngu-cho-tre-8-12-thang-tuoi-hinh-anh1

8 -12 tháng tuổi là giai đoạn thích hợp để phát triển ngôn ngữ cho bé

Mặc dù từ khi bé ra đời bạn đã nói chuyện với bé nhưng đến hiện tại bé mới hiểu được nhiều hơn 1 chút và vì thế, những cuộc đối thoại sẽ hướng đến 1 tầm quan trọng hơn. Trước khi bé có thể nói được nhiều, bất cứ từ nào, bé có thể sẽ hiểu nhiều hơn cả những gì bạn có thể ngờ được. Ví dụ, quan sát cách bé phản ứng lại khi bạn nhắc đến 1 món đồ chơi yêu thích của bé đang nằm trong phòng. Nếu bé nhìn quanh tìm kiếm nghĩa là bé hiểu bạn đang nói gì.

Để giúp bé tăng cường sự hiểu biết cho bé hãy nói chuyện với bé càng nhiều càng tốt. Nói cho bé nghe về những sự vật sự việc diễn ra xung quanh một cách tỉ mỉ, như là khi bạn tắm cho bé, thay tả hay cho bé ăn bằng ngôn từ đơn giản và rõ ràng “Mẹ đang lau khô cho con bằng cái khăn tắm màu xanh thật to này. Nó thật là mềm mại” . Ngoài ra bạn có thể cùng bé đặt tên cho đồ chơi và những đồ vật khác, cố gắng nhất quán hết mức có thể, nếu hôm nay bạn gọi chú cún trong nhà là cún con thì hôm sau đừng gọi là chó con nhé!

Sách tranh có thể nâng cao toàn bộ tiến trình này bằng cách củng cố sự hiểu biết của bé rằng mọi vật đều có tên gọi. Chọn những cuốn sách có bản lớn bằng vải hay giấy nhựa (giấy vinyl) để bé có thể tự lật. Sách nên có những hình minh hoạ đơn giản và nhiều màu sắc mà bé có thể nhận ra.

phat-trien-ngon-ngu-cho-tre-8-12-thang-tuoi-hinh-anh2

Mẹ cần nói chuyện với bé thường xuyên hơn để phát triển ngôn ngữ cho bé nha!

Bất kể bạn đọc cho bé nghe hay nói chuyện với bé, hãy cho bé nhiều cơ hội tham gia cùng như là hỏi câu hỏi để bé trả lời hoặc để bé dẫn chuyện. Nếu bé nói “gaaaa” hãy bắt chước nói giống bé để xem bé làm gì. Việc hoán đổi này có vẻ như vô nghĩa  nhưng thực ra điều này sẽ cho bé biết rằng đối thoại là 2 chiều và bé được hoan nghênh tham gia cùng. Chú ý những gì bé nói cũng giúp bạn xác định được những từ bé hiểu và cố gắng nói gần giống nhất so với lần đầu tiên bé nói từ đó.

Những từ đầu tiên bé nói 1 cách ngẫu nhiên thường không có nghĩa. Đối với bé, 1 “từ” có nghĩa là 1 âm thanh cố định chỉ 1 người, 1 vật hay 1 sự kiện nào đó. Ví dụ như khi bé nói “măm” mỗi lần bé muốn uống sữa thì bạn hãy cứ xem đó là 1 từ hợp lệ. Nhưng khi bạn nói chuyện với bé hãy dùng đúng từ “sữa” để bé có thể nhận ra và tự sửa.

Có một sự khác biệt lớn trong độ tuổi mà bé bắt đầu nói những từ có thể nhận biết được, một số bé 1 tuổi chỉ biết 2-3 từ. Nhiều khi, con bạn sẽ nói những từ vô nghĩa nhưng vẫn có giọng điệu và bạn sẽ hiểu ý của bé muốn nói gì. Đến khi bé đã đủ trải nghiệm với nhiều âm thanh khác nhau về cường độ, cao độ và đặc tính, bé đã sẵn sàng để trò chuyện. Bạn càng hồi đáp lại bé khi bé nói, thì càng kích thích sự ham muốn giao tiếp của bé, và đây cũng là cách hay để phát triển ngôn ngữ cho bé đấy các mẹ ạ!

Xem thêm: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 8 -12 tháng tuổi – Câu chuyện của bé




  1. Shelov, SP & Altmann TR, (eds) 2014, Caring for your baby and young child Birth to Age 5, 6th edn, Bantam books, USA. Page 267 Caring 6th
  2. Communication and Your 8 –to 12 – Months- Old. Tham khảo tại: <http://kidshealth.org/parent/pregnancy_newborn/communicating/c812m.html#>. [Ngày 22 tháng 9 năm 2014]
  3. Language Development. Tham khảo tại: < http://udel.edu/~roberta/pdfs/Bear%20chaptBrandone.pdf>. [Ngày 22 tháng 9 năm 2014]
  4. Trẻ 0-4 tuổi phát triển ngôn ngữ như thế nào. Tham khảo tại: <http://doisong.vnexpress.net/tin-tuc/me-va-be/nuoi-day-tre/tre-0-4-tuoi-phat-trien-ngon-ngu-nhu-the-nao-2998297.html>. [Ngày 22 tháng 9 năm 2014]
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com