Chăm sóc bà bầu

Bị thủy đậu khi mang thai, thai nhi có sao không?

Bà bầu bị thủy đậu có sao không? Liệu em bé trong bụng có bị ảnh hưởng? Có cách nào giúp mẹ bầu phòng tránh được căn bệnh này? Xem bài viết để biết cách phòng ngừa và xử lý nếu chẳng may bị thủy đậu khi mang thai, mẹ nhé!

Triệu chứng bị thủy đậu khi mang bầu là gì?

Các dấu hiệu bệnh thủy đậu có thể xuất hiện trong khoảng từ 10-21 ngày sau khi nhiễm vi rút, thường nhất là 14-16 ngày.

Nếu bị thủy đậu khi mang thai, mẹ có thể gặp các triệu chứng giống như: bị cúm nhẹ, sau đó nổi ban ngứa, các ban này từ các mụn nhỏ sau đó phồng lớn hơn, sau đó khô lại và đóng vảy. Chúng sẽ xuất hiện trước tiên trên mặt, ngực, bụng và dần xuất hiện trên khắp các bộ phận khác.

bi-thuy-dau-khi-mang-thai-thai-nhi-co-sao-khong-hinh-anh1

Bà bầu bị thủy đậu sẽ có triệu chứng giống cúm và có thể nổi ban ngứa

Mẹ có khả năng lây nhiễm từ khoảng 48 giờ trước khi đợt ban đầu tiên xuất hiện cho tới khi chúng đóng vảy.

Phải làm gì nếu nghi ngờ bản thân bị thủy đậu?

Bé đầu 4 tuổi của tôi có tiếp xúc với một bạn cùng lớp bị bệnh thủy đậu. Nếu tôi lây bé và bị thủy đậu khi mang thai thì bé yêu trong bụng có bị ảnh hưởng gì không?

Trong trường hợp bé nhà mẹ đã được tiêm vacxin thủy đậu lúc nhỏ và hiện tại chẳng có triệu chứng gì và mẹ không chắc mình đã bị nhiễm thủy đậu hay chưa. Để chắc chắn, mẹ nên hỏi bố mẹ của mình hoặc có thể đến gặp bác sĩ và tiến hành xét nghiệm để kiểm tra xem mình đã miễn nhiễm chưa.

Dù khả năng mẹ bị nhiễm thủy đậu rất mỏng manh nhưng nếu mẹ vẫn chưa miễn nhiễm với bệnh thủy đậu thì nên tiêm một liều VZIG (varicella-zoster immune globulin) trong vòng 96 giờ, tính từ lúc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh thủy đậu.

Điều này không hẳn sẽ giúp bảo vệ thai nhi và mẹ tránh bị thủy đậu khi mang thai, nhưng nó sẽ giảm thiểu các biển chứng cho mẹ – bệnh này tuy nhẹ đối với trẻ nhưng có thể rất nguy hiểm đối với người lớn. Nếu mẹ gặp phải ca thủy đậu nặng, mẹ có thể phải uống thuốc kháng vi rút để giảm các biến chứng về sau.

bi-thuy-dau-khi-mang-thai-thai-nhi-co-sao-khong-hinh-anh2

Nếu mẹ chưa miễn nhiễm với bệnh thủy đậu, hãy tiêm một liều VZIG

Nếu mẹ có những triệu chứng này và nghĩ là thủy đậu thì hãy đi bác sĩ ngay lập tức và tránh ngồi chung phòng chờ cùng các bà mẹ khác vì mẹ có thể lây nhiễm cho họ đấy, nên liên hệ với bác sĩ để được sắp xếp chờ trong phòng riêng.

Nếu mẹ bị thủy đậu khi mang thai, bác sĩ sẽ cho mẹ uống thuốc kháng vi rút tên acyclovir. Nếu mẹ xuất hiện các dấu hiệu của viêm phổi như sốt kèm thở dốc, khó chịu khi thở hoặc ho, mẹ nên gọi bác sĩ ngay vì tình trạng của mẹ có thể sẽ tệ hơn một cách nhanh chóng.

Bà bầu bị thủy đậu, thai nhi có sao không?

Nếu mẹ nhiễm bệnh thủy đậu trong nửa kỳ đầu thai kỳ

Trong trường hợp này thai nhi ít có khả năng (khoảng 2%) bị tình trạng hội chứng thủy đậu bẩm sinh. Hội chứng này có thể gây nên các khuyết tật bẩm sinh như để lại sẹo trên da, dị tật chân tay, đầu bị teo, các vấn đề về thần kinh (như khuyết tật trí tuệ) và tầm nhìn.

Ngoài ra, em bé cũng có thể khó phát triển trong tử cung khi mang thai, trải qua các cơn co giật và chậm phát triển về thể chất lẫn tinh thần. Nhiễm vi rút thủy đậu cũng có thể làm tăng nguy cơ sẩy thay hay thai lưu.

Mẹ nên tiến hành siêu âm chi tiết để phát hiện các dấu hiệu khuyết tật hay các vấn đề khác. Mẹ cũng có thể trao đổi với các nhân viên y tế lĩnh vực di truyền học về những nguy cơ trong trường hợp đặc biệt này và đưa ra các quyết định.

Nếu mẹ mắc bệnh thủy đậu nửa kỳ cuối thai kỳ

Lúc này mức nguy hiểm cho bé dường như là bằng không vì khoảng năm ngày sau khi mẹ nhiễm vi rút, cơ thể của mẹ sẽ sản xuất kháng thể chống lại vi rút và truyền sang cho thai nhi qua nhau thai (do hệ thống miễn dịch non nớt của trẻ chưa thể làm việc này).

Nếu mẹ không bị thủy đậu khi mang thai mà bị thủy đậu trước (hoặc trong tuần) sinh hay vừa sau khi sinh, trong trường hợp hiếm hoi đó, một tỷ lệ nhỏ con bạn sẽ bị nhiễm và phát ban đặc trưng trong vòng một tuần hoặc hơn.

bi-thuy-dau-khi-mang-thai-thai-nhi-co-sao-khong-hinh-anh3

Bà bầu bị thủy đậu có sao không?

May mắn là trong trường hợp bệnh thủy đậu của mẹ xuất hiện trong vòng 5 ngày sau khi sinh hoặc ngay khi mẹ phát hiện nổi ban trong vòng 2 ngày sau sinh, trẻ có thể được tiêm một liều VZIG để giảm tiến triển bệnh, liều thuốc này thường rất hiệu quả.

Để ngăn chặn trường hợp nhiễm sơ sinh này, trẻ sẽ được tiêm kháng thể thủy đậu ngay lập tức sau sinh (hoặc ngay sau khi chắc chắn rằng mẹ đã bị nhiễm vi rút thủy đậu sau khi sinh hay khi trẻ có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh như sốt hay nổi vài vết ban thì trẻ sẽ được truyền thuốc kháng vi rút acyclovir).

Cũng lưu ý thêm trường hợp tái hoạt động trở lại của vi rút thủy đậu một cách bất ngờ trong cơ thể của mẹ nếu mẹ từng bị thủy đậu trước đây, “sự thức giấc” này là nguyên nhân gây ra căn bệnh zona (shigles hay herpes zoster – dân gian gọi là giời leo) nhưng dường như chúng không thể gây hại cho sự phát triển của thai nhi, có thể vì người mẹ và do bé đã có kháng thể chống lại vi rút.

Nếu mẹ chưa miễn nhiễm và may mắn không bị thủy đậu khi mang thai thì hãy tiêm vắc xin sau khi sinh để bảo vệ cho những đứa con sau. Tiêm ngừa nên được diễn ra ít nhất một tháng trước khi mẹ mang thai tiếp nhé!

Giảm nguy cơ bị thủy đậu khi mang thai bằng cách nào?

Theo các chuyên gia y tế, để giảm nguy cơ mắc bệnh thủy đậu khi mang thai, mẹ nên tránh tiếp xúc với những người bị hoặc có thể bị thủy đậu. Bao gồm bất cứ ai không miễn nhiễm và có sự tiếp xúc với người bệnh trong vòng 3 tuần vừa qua, và bất cứ ai có triệu chứng giống cúm.

bi-thuy-dau-khi-mang-thai-thai-nhi-co-sao-khong-hinh-anh4

Mẹ có thể tìm hiểu thông tin trên mạng để có cách phòng ngừa tốt nhé

Bên cạnh đó, mẹ cũng cần tránh tiếp xúc với người bị bệnh zona. Ngay cả khi mẹ không thể bị bệnh zona, mẹ cũng có thể bị lây vi rút thủy đậu từ người đó.

Ngoài ra, do mẹ có khả năng bị lây thủy đậu từ một thành viên trong gia đình nên theo khuyến cáo của CDC (Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa bệnh Hoa Kỳ), tất cả trẻ em từ 12 tháng trở lên hay những thành viên nào trong gia đình mẹ nhạy cảm với bệnh thủy đậu nên được tiêm ngừa.

Mẹ xem thêm: Bị thủy đậu khi mang thai và những lưu ý mẹ bầu cần phải biết!



  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Heidi Murkoff & Sharon Mazel, 2008, What to expect when you’re expecting, 4th edn, Workman Publishing, USA.
  2. Chicken pox during pregnancy. Tham khảo tại: <http://www.babycenter.com/0_chicken-pox-during-pregnancy_9329.bc?showAll=true>. [Ngày 26 tháng 02 năm 2015]
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com