Sinh con

Chồng nên làm gì khi vợ chuyển dạ – sinh con?

Chồng nên làm gì khi vợ chuyển dạ là câu hỏi được khá nhiều ông chồng thắc mắc. Để giúp quá trình chuyển dạ của vợ thành công, bạn cần lưu ý nhiều điều đấy! Tham khảo ngay nhé!

Người chồng có vai trò rất quan trọng, vì đây là người sẽ giúp mẹ bầu bắt đầu quá trình chuyển dạ tại nhà và làm mọi việc để mẹ thoải mái nhất cho đến khi em bé ra đời. Để hoàn thành tốt vai trò này, người chồng nên tìm hiểu mình có thể làm gì khi vợ sinh nhé!

Làm gì khi vợ có dấu hiệu chuyển dạ ở nhà hoặc nơi công cộng?

Bạn thắc mắc chồng nên làm gì khi vợ có dấu hiệu chuyển dạ? Dưới đây là một vài gợi ý cho bạn khi vợ có dấu hiệu chuyển dạ – sinh con:

1. Cố giữ bình tĩnh đồng thời giúp vợ cảm thấy thoải mái và yên lòng. Hãy nhớ rằng cho dù bạn không biết gì về việc sinh nở, cơ thể người mẹ và em bé đã có thể tự làm hầu hết mọi việc.

2. Gọi 115 hoặc số điện thoại cấp cứu của bệnh viện gần nhất, và yêu cầu họ gọi bác sỹ chuyên môn khoa sản.

Chồng nên làm gì khi vợ sinh con

Hãy gọi 115 hoặc số điện thoại bệnh viện gần nhất khi vợ có dấu hiệu chuyển dạ

3. Giữ người lớn và trẻ em tránh xa khu vực sinh, chỉ cho phép một người có kinh nghiệm hoặc kiến thức nhất ở lại giúp. Đồng thời, bạn nên bảo vợ bắt đầu thở gấp để tránh rặn đẩy em bé ra.

4. Nếu có thời gian, người chồng nên rửa tay và khu vực bên ngoài âm đạo bằng xà bông và nước. Dùng sản phẩm có tính kháng khuẩn nếu có sẵn.

5. Trong lúc đang chờ cấp cứu, bạn hãy đặt vợ mình lên giường (hoặc bàn) sao cho mông cô ấy hơi nhô ra ngoài, tay người mẹ đặt dưới đùi để giữ chân nâng lên. Nếu có, bạn hãy dùng một vài cái ghế để cô ấy kê chân. Đặt vài cái gối dưới vai và đầu người mẹ để nâng cô ấy vào tư thế giúp đầu em bé lòi ra, bạn hãy đặt người mẹ nằm ngửa có thể làm quá trình sinh nở chậm lại cho đến khi nhân viên cấp cứu đến.

Nếu có thể, hãy bảo vệ bề mặt chỗ nằm sinh với khăn trải bằng ni-lông, rèm phòng tắm, giấy báo, hoặc các loại vật liệu tương tự. Bên cạnh đó, có thể đặt thau chậu phía dưới âm đạo của người mẹ để hứng nước ối và máu.

6. Trong trường hợp không có thời gian đưa tới giường hoặc bàn, người chồng có thể đặt giấy báo, khăn sạch hoặc áo quần đã gấp dưới mông vợ. Nếu có thể, bảo vệ bề mặt chỗ nằm sinh như mô tả ở mục 4.

Khi đỉnh đầu em bé bắt đầu lộ ra, bạn hãy chỉ dẫn vợ thở gấp hoặc thổi mạnh ra bằng miệng (không rặn), và ấn thật nhẹ vào vùng đáy chậu (phần giữa âm hộ và hậu môn) của cô ấy nhằm tránh đầu em bé bật ra đột ngột. Hãy để bé nhô ra từ từ chứ ĐỪNG kéo ra. Nếu có vòng dây rốn quấn quanh cổ em bé, bạn có thể dùng một ngón tay xỏ vào và nhẹ nhàng gỡ khỏi đầu em bé.

7. Tiếp đó, hãy dùng hai tay nhẹ nhàng giữ đầu em bé và để hơi xuôi xuống (không kéo), đồng thời bảo vợ rặn em bé ra, để lòi ra phần vai trước. Khi đã thấy phần cánh tay, cẩn thận nâng đầu em bé lên sao cho phần vai sau cũng ra theo. Một khi phần vai đã ra được bên ngoài thì phần cơ thể còn lại của em bé sẽ dễ dàng trượt ra sau đó.

8. Đặt em bé lên bụng người mẹ, hoặc lên ngực cô ấy nếu dây rốn đủ dài (không được kéo mạnh). Nhanh chóng quấn em bé trong chăn, khăn bông hoặc bất cứ thứ gì khác sạch sẽ.

9. Chùi miệng và mũi em bé với khăn sạch. Nếu chưa có ai đến giúp và thấy em bé không thở hay khóc, bạn hãy xoa lưng và giữ đầu em bé thấp hơn chân. Nếu em bé vẫn chưa bắt đầu thở, bạn có thể làm sạch miệng em bé vài lần nữa với ngón tay sạch rồi thổi nhanh và thật nhẹ hai lần vào mũi và miệng em bé.

10. Đừng cố kéo nhau thai ra ngoài. Nếu nó tự bị đẩy ra trước khi nhân viên cấp cứu đến, bạn hãy quấn nó trong khăn bông hoặc giấy báo, và nếu có thể thì giữ nó cao hơn vị trí của em bé. Người chồng không cần cố gắng cắt dây rốn.

11. Giữ người mẹ và em bé được ấm và thoải mái cho đến khi có sự giúp đỡ.

>> Cách rặn đẻ giúp rút ngắn thời gian sinh con

>> Giai đoạn xổ nhau thai diễn ra như thế nào?

Chồng nên làm gì khi vợ sinh con hình ảnh 2

Mẹ và bé cần được giữ ấm và thoải mái sau khi sinh

Làm gì nếu vợ có dấu hiệu chuyển dạ khi trên đường tới bệnh viện?

Trong trường hợp này, người chồng hãy tìm ngay một chỗ an toàn để đậu xe. Nếu có điện thoại di động, bạn hãy gọi nhờ giúp đỡ. Nếu không, bạn hãy bật đèn báo hiệu nguy hiểm hoặc ra tín hiệu rẽ. Nếu có ai đó dừng lại để giúp, hãy nhờ họ gọi 115 hoặc số điện thoại cấp cứu của bệnh viện gần nhất.

Trong trường hợp đang ở trên xe taxi, bạn có thể nhờ tài xế dùng bộ đàm hoặc điện thoại di động để gọi cấp cứu.

Nếu có thể, bạn hãy giúp vợ mình ngồi lui ghế sau của xe. Đặt một cái áo khoác hoặc chăn kê dưới người cô ấy. Sau đó, nếu cấp cứu chưa đến, tiến hành như trường hợp ở nhà. Khi em bé đã được sinh ra, phải đến ngay bệnh viện gần nhất càng sớm càng tốt.



  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Heidi Murkoff & Sharon Mazel, 2008, What to expect when you’re expecting, 4th edn, Workman Publishing, USA. P 370 – 371
  2. How to Deliver a Baby in an Emergency. Đọc thêm tại: <https://www.youtube.com/watch?v=4pOSNcEOaTI>. [Ngày 01 tháng 02 năm 2015]
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com