Sức khỏe

Cách phòng ngừa virut Zika gây bệnh đầu nhỏ

Bệnh đầu nhỏ khiến trẻ sinh ra có phần đầu dị thường, não phát triển lệch lạc hoặc không phát triển dẫn khuyết tật về trí tuệ, vận động và ngôn ngữ. Virus Zika bị cho là nguyên nhân dẫn đến bệnh đầu nhỏ.
>> Triệu chứng khi nhiễm virus Zika
>> Cẩn trọng với virus Zika và bệnh đầu nhỏ ở trẻ

>> Nghi ngờ con bị nhiễm vius Zika thì nên đi xét nghiệm ở đâu?

Virut Zika và bệnh đầu nhỏ

Virus Zika được cho là có liên quan đến bệnh đầu nhỏ. Bệnh do vi rút Zika, một loại vi rút được ghi nhận đầu tiên vào năm 1947 tại  khu rừng Zika của Uganda, gây nên; bệnh thường có biểu hiện sốt, nổi mẩn và một số triệu chứng khác như đau cơ, nhức đầu, đau mắt. Phương thức lây truyền chủ yếu của vi rút Zika là qua muỗi Aedes (loại muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết), một số bằng chứng co thấy vi rút có thể lây truyền qua đường máu, từ mẹ sang con khi sinh và qua đường tình dục, tuy nhiên rất hiếm trường hợp được ghi nhận. Thời gian ủ bệnh từ 3-12 ngày.

Mức độ nguy hiểm của bệnh đầu nhỏ thay đổi tùy theo từng trường hợp. Thông thường trẻ sẽ bị chậm phát triển nhận thức, vận động và kỹ năng nói chuyện. Căn bệnh còn ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể như làm biến dạng khuôn mặt, gây ra bệnh còi cọc. Tăng động, co giật và các vấn đề liên quan đến phối hợp, cân bằng cũng hay xuất hiện cùng bệnh đầu nhỏ.

Hiện chưa có phương pháp điều trị nào giúp đưa não của trẻ mắc bệnh về kích cỡ thông thường mà chỉ có thể tác động để kiểm soát khuyết tật thần kinh hoặc vấn đề ngôn ngữ.

Cách phòng ngừa virut Zika gây bệnh đầu nhỏ

Virus Zika được cho là có liên quan đến bệnh đầu nhỏ

Cách phòng bệnh do vi rút Zika gây nên

Để chủ động phòng chống bệnh do vi rút Zika xâm nhập và lây lan tại nước ta, Bộ Y tế khuyến cáo người dân nên thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau:

  1. Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng
  2. Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn.
  3. Hàng tuần loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá…
  4. Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày.
  5. Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất diệt muỗi để phòng, chống dịch.
  6. Khi bị sốt cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.

Theo Suckhoedoisong



  • nghethuatamnhacsaigon.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com