Nuôi con

Cùng tìm hiểu về sự phát triển ngôn ngữ của trẻ 2 -3 tuổi

Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ 2 -3 tuổi rất thú vị và việc giúp trẻ phát triển là điều cha mẹ nên làm. Tuy nhiên cha mẹ cần biết rằng, sự phát triển của trẻ về mặt ngôn ngữ rất khác nhau, có bé nói rất nhiều, có bé lại khá trầm nên cha mẹ đừng so sánh con với các bạn bé khác nhé!

Khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ 2 -3 tuổi

Bé 2 tuổi không chỉ hiểu hầu hết những gì bạn nói mà còn có thể nói với 1 sự tiến bộ nhanh chóng về từ vựng (khoảng 50 từ hoặc hơn). Bé sẽ dần dần nói được những câu ngắn từ 2 -3 từ như là “Uống nước”, “Mẹ ơi, bánh” đến những câu 4 -5 từ như “Ba, trái banh đâu rồi?”, “Chó cắn mông con”.

Cùng tìm hiểu sự phát triên ngôn ngữ của trẻ 2 3 tuổi

Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ 2 -3 tuổi là khác nhau

Bé cũng bắt đầu dùng đại từ: con, anh, chị, ba, mẹ..và biết dùng sở hữu cách “của con” đúng ngữ cảnh (mẹ của con, gấu bông của con). Ba mẹ hãy chú ý đến cách con diễn đạt những suy nghĩ, ý tưởng và cả những nhu cầu của bản thân để hiểu con hơn.

Khả năng phát triển ngôn ngữ của các bé là khác nhau

Cũng dễ hiểu nếu bạn hay so sánh khả năng nói của con với các bé khác cùng trang lứa, nhưng điều này không tốt tí nào.

Giai đoạn này, sự phát triển ngôn ngữ của trẻ có sự chênh lệch nhiều hơn hẳn những kỹ năng khác. Trong khi một số trẻ có thể phát triển ngôn ngữ ở một mức độ đều đặn, thì một số trẻ khác lại học nói khá thất thường (lúc chậm lúc nhanh và tùy chữ) và một số trẻ lại hay nói nhiều hơn những trẻ khác. Điều này không có nghĩa là những bé nói nhiều thông minh hơn hay tiến bộ hơn những trẻ ít nói, cũng không có nghĩa là trẻ có nhiều vốn từ hơn.

Thực tế, những trẻ ít nói cũng biết nhiều từ không kém, nhưng lại “kén chọn” hơn khi nói. Nhìn chung thường bé trai sẽ biết nói chậm hơn bé gái, nhưng khác biệt này sẽ biến mất khi bé đến tuổi đi học.

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 2 -3 tuổi như thế nào?

Khi đến tuối đi học, bé đã biết được rất nhiều những nguyên tắc ngữ pháp chỉ bằng cách nghe và tập nói chứ không cần được người lớn giảng dạy. Bạn có thể giúp bé tăng thêm vốn từ và trau dồi những kỹ năng ngôn ngữ bằng cách đọc sách cùng trẻ hằng ngày.

Ở tuổi này, trẻ đã có thể hiểu cốt truyện và ghi nhớ nhiều khái niệm cũng như thông tin trong sách.

Dù vậy, bạn nên chọn mua cho bé những quyển sách/ truyện ngắn vì ở tuổi này bé khó mà ngồi im 1 chỗ quá lâu được. Để giữ cho bé tập trung, hãy chọn những quyển sách đặc biệt khuyến khích bé sờ, chỉ, đặt tên cho đồ vật hoặc lặp lại một cụm từ nào đó.

Với bé 3 tuổi thì khả năng ngôn ngữ của bé cũng tốt hơn, bé có thể bắt đầu hiểu thơ ca, chơi chữ hay những câu nói đùa. Tuy nhiên đối với một số trẻ, quá trình phát triển ngôn ngữ này không được suôn sẻ lắm.

Trên thực tế, có khoảng 1/10 – 1/15 trẻ có vấn đề về nói hoặc hiểu do mắc vấn đề về nghe, chậm phát triển trí tuệ, gia đình không kích thích trẻ nói ở nhà, hoặc gia đình có tiền sử chậm nói nhưng hầu hết các trường hợp thường không rõ nguyên nhân.

Nếu bác sĩ nhi nghi ngờ bé có khó vấn đề về ngôn ngữ, bác sĩ sẽ thực hiện một loạt các xét nghiệm thể chất và khả năng nghe nói của bé và kiểm tra cả tiền sử chứng này của gia đình nếu cần thiết.

Việc phát hiện sớm chứng chậm nói hoặc khiếm thính là rất cần thiết để trẻ có thể điều trị sớm, trước khi những khó khăn này ảnh hưởng đến sự phát triển những kĩ năng khác.




  1. Shelov, SP & Altmann TR, (eds) 2014, Caring for your baby and young child Birth to Age 5, 6th edn, Bantam books, USA. Trang 330 ebook. Page 342 6th
  2. Language Development: 2 Year Olds. Tham khảo tại:

< http://www.healthychildren.org/English/ages-stages/toddler/Pages/Language-Development-2-Year-Olds.aspx>. [Ngày 1 tháng 10 năm 2014].

  1. Your 24-month-old’s language and cognitive development: Asking question. Tham khảo tại: < http://www.babycenter.com/0_your-24-month-olds-language-and-cognitive-development-asking_1273382.bc>.[Ngày 1 tháng 10 năm 2014].
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com