Trẻ mắc hội chứng Down có thể được điều trị bằng việc kết hợp nhiều phương pháp trị liệu khác nhau, như dùng thuốc cho các vấn đề sức khỏe, trị liệu tâm lý để phát triển giao tiếp, các kỹ năng xã hội, cũng như đối phó với sự tức giận hoặc thất vọng về bản thân.
Điều trị cho trẻ có hội chứng Down
Không có phương pháp chữa trị đặc hiệu cho hội chứng Down nên các điều trị đều dựa trên những triệu chứng đặc trưng của từng trẻ. Các nghiên cứu chỉ ra rằng các phương pháp điều trị chuyên sâu thường rất hữu ích với trẻ có rối loạn di truyền này nên việc điều trị thường liên quan đến các khuyến cáo cá nhân về các liệu pháp hành vi, giáo dục và y tế cho trẻ.
– Sử dụng thuốc trong các trường hợp:
- Bệnh suy giáp.
- Bệnh bạch cầu ở trẻ em.
- Co giật.
Sử dụng thuốc nếu trẻ mắc hội chứng Down bị co giật
– Phẫu thuật có thể được sử dụng để điều trị:
- Các vấn đề tim bẩm sinh.
- Các bất thường ở vùng cổ trên.
– Điều trị dị tật tim:
- Gần một nửa số trẻ em mắc hội chứng Down được sinh ra với dị tật tim bẩm sinh. Trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh được điều trị bởi bác sĩ nhi khoa tim mạch, họ sẽ chẩn đoán các dị tật tim và giúp chăm sóc sức khỏe của trẻ trước và sau khi điều trị.
- Điều trị được dựa trên mức độ nghiêm trọng của trẻ. Một số dị tật tim nhẹ không đòi hỏi điều trị gì. Những trẻ khác có thể được điều trị bằng thuốc, các thủ thuật can thiệp hoặc phẫu thuật.
– Trị liệu: Nhìn chung, các nhà trị liệu sử dụng sự kết hợp của các phương pháp tiếp cận để giải quyết các nhu cầu đặc biệt về xã hội, hành vi, giao tiếp và học tập của trẻ có hội chứng Down. Mục đích là để phát triển một chương trình sẽ giúp trẻ đạt được tiềm năng đầy đủ của mình.
- Trị liệu ngôn ngữ có thể giúp cải thiện các kỹ năng giao tiếp của trẻ và giúp trẻ sử dụng ngôn ngữ để thể hiện bản thân.
- Cơ năng trị liệu có thể cải thiện kỹ năng vận động của trẻ như sử dụng bàn tay của mình và các bộ phận khác của cơ thể và giúp trẻ đương đầu với những cảm giác nhận từ môi trường xung quanh.
- Vật lý trị liệu có thể làm tăng khả năng linh động và sức mạnh cơ bắp và giúp trẻ làm việc trong giới hạn chức năng của mình.
- Trị liệu hành vi tập trung vào việc quản lý các vấn đề về cảm xúc và hành vi. Liệu pháp này cũng có thể dạy cho các gia đình làm thế nào để giúp trẻ mắc hội chứng Down đối phó với sự tức giận hoặc thất vọng về bản thân.
Phòng ngừa hội chứng Down
- Các chuyên gia khuyên những người có tiền sử gia đình có hội chứng Down mà muốn có con thì nên được tư vấn di truyền.
- Phụ nữ càng lớn tuổi thì nguy cơ con mắc phải hội chứng này càng tăng, đặc biệt là ở phụ nữ từ 35 tuổi trở lên.
- Các cặp vợ chồng đã có con bị hội chứng Down có nguy cơ cao sẽ sinh ra một em bé khác cũng bị Down.
- Các xét nghiệm như siêu âm chất dịch sau cổ thai nhi, chọc ối hoặc lấy mẫu sinh thiết gai nhau có thể được thực hiện trên một bào thai trong những tháng đầu của thai kỳ để kiểm tra hội chứng Down.
Xem thêm: Cách chẩn đoán hội chứng Down ở trẻ em
- Down syndrome. Đọc thêm tại: <http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/000997.htm>. [ Ngày 27 tháng 01 năm 2015]
- Down Syndrome. Đọc thêm tại: <http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/down-syndrome/basics/definition/con-20020948>. [ Ngày 27 tháng 01 năm 2015]
- Down Syndrome. Đọc thêm tại: <http://www.childrenshospital.org/health-topics/conditions/d/down-syndrome/treatments>. [ Ngày 27 tháng 01 năm 2015]
- Down Syndrome.Đọc thêm tại: <http://www.seattlechildrens.org/content.aspx?dn=seattlechildrens&kid=21341&cat_id=140>. [ Ngày 27 tháng 01 năm 2015]
- Facts about Down Syndrome.Đọc thêm tại: <http://www.cdc.gov/ncbddd/birthdefects/DownSyndrome.html>. [ Ngày 27 tháng 01 năm 2015]
- Hội chứng Down. Đọc thêm tại: <http://tudu.com.vn/vn/y-hoc-thuong-thuc/suc-khoe-phu-nu/lam-me-an-toan/cham-soc-ba-me-mang-thai/hoi-chung-down/>. [Ngày 27 tháng 01 năm 2015].