Mang thai

Mang thai tuần đầu tiên và những điều mẹ cần biết

Sẽ rất khó phát hiện khi mang thai tuần đầu tiên, bởi lúc này bạn vẫn chưa thật sự có thai nhưng thai kỳ sẽ được bác sĩ tính từ ngày đầu của kỳ kinh nguyệt cuối. Để sự phát triển của thai nhi được toàn diện, mẹ phải có đủ sức khỏe từ những tuần đầu tiên, đừng lơ là sức khỏe nếu có ý định có thai nhé!

>> Mang thai tuần thứ 2 – Sự phát triển của thai nhi và mẹ bầu nên ăn gì?

>> Trải nghiệm hành trình hơn 40 tuần phát triển của thai nhi trong bụng mẹ

Lý do là vì thường khó mà biết được chính xác thời điểm rụng trứng của mẹ, và vì vậy mà cũng không biết được khi nào thì trứng được thụ tinh bởi tinh trùng.

Nói là mang thai tuần đầu tiên nhưng thật ra em bé vẫn chưa xuất hiện trong tử cung của mẹ nhưng mẹ đừng lo vì con sẽ nhanh chóng thành hình thôi.

Những thay đổi của cơ thể mẹ trong tuần đầu tiên của thai kỳ

Ở thời điểm này, cơ thể mẹ vẫn chưa nhận biết được rằng đang có một sinh linh bé bỏng sắp hình thành từ phôi thai nên sẽ không có bất kì một dấu hiệu mang thai nào trừ những triệu chứng kinh nguyệt mẹ thường có.

Các triệu chứng thường gặp khi mang thai gồm đầy bụng, táo bón, đau ngực, mệt mỏi, thay đổi tâm trạng, ốm nghén và các thay đổi về hormone. Mỗi phụ nữ có thể có những dấu hiệu có thai khác nhau, và hầu hết các mẹ sẽ không nhận thấy những thay đổi trong cơ thể cho đến hết tuần thứ 2.

Sự phát triển của phôi thai

Trong tuần đầu tiên của thai kỳ, thai nhi còn chưa hình thành nên chẳng có sự phát triển gì quan trọng của thai nhi cả ngoài việc trứng sẽ rời buồng trứng, để đi vào các ống dẫn trứng.

Mang thai tuần đầu tiên và những điều mẹ cần biết

Tuần đầu tiên thật sự thai nhi vẫn chưa hình thành đâu mẹ ạ

Mẹ không thực sự mang thai vào thời gian này, do sự thụ thai còn chưa xảy ra cho đến khoảng 2 tuần sau khi chu kỳ kinh nguyệt của mẹ kết thúc.

Tuy nhiên, quá trình mang thai 9 tháng 10 ngày (hay là 40 tuần thai trong y khoa) bao gồm cả tuần này và được tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối của mẹ. Việc này cũng để xác định ngày dự sinh của mẹ đấy.

Mời ba mẹ xem quá trình hình thành thai nhi 2 tuần đầu, thú vị lắm đấy!

Lời khuyên cho mẹ bầu

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hòa Kỳ đã ước tính rằng nếu mọi phụ nữ đang ở độ tuổi sinh sản tiêu thụ 400 microgram vitamin B, acid folic mỗi ngày trong ít nhất là 1 tháng trước khi thụ thai, số lượng em bé sinh ra bị các khiếm khuyết về ống thần kinh (các rối loạn tủy sống như nứt đốt sống và thiếu não) sẽ giảm đi một nửa.

Mang thai tuần đầu tiên và những điều mẹ cần biết hình ảnh 2

Để bé con được phát triển toàn diện, mẹ phải có đủ sức khỏe từ những tuần đầu tiên

Nếu mẹ đang cố gắng có thai và nghĩ rằng sắp tới mình sẽ thụ thai thì hãy cố gắng bỏ rượu, bia, thuốc lá và hạn chế dùng thuốc nếu không có sự cho phép của bác sĩ. Mẹ cũng nên tránh xa những đồ ăn không lạnh mạnh mà thay vào đó hãy thiết lập chế độ dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe và bổ sung các loại vitamin và khoáng chất dành cho bà bầu.

Tiếp tục ghi chú cụ thể các mốc thời gian của kỳ kinh nguyệt, giúp bạn đoán biết chính xác thời gian trứng thụ thai.

Giữ sức khỏe bằng việc tập thể dục đều đặn, khám sức khỏe tổng quát để đảm bảo rằng bạn đang có một sức khỏe ổn định, chuẩn bị đón thành viên mới.

Kiểm tra việc chích ngừa để chắc rằng cả bé và bạn đều an toàn trước những căn bệnh do vi rút gây ra.




  1. Pregnancy Week 1. Đọc thêm tại: <http://www.parents.com/pregnancy/week-by-week/1/>. [Ngày 28 tháng 03 năm 2016]
  2. 1 Week Pregnant. Đọc thêm tại: <http://center.babygaga.com/calendar/pregnancy/week-1>. [Ngày 28 tháng 03 năm 2016]
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com