Sức khỏe

Một số bệnh mạn tính ở trẻ em cha mẹ nên biết

Việc mắc các căn bệnh mạn tính ở trẻ em như bệnh bại não, bệnh động kinh, bệnh tim bẩm sinh,… từ khi còn nhỏ không chỉ gây ảnh hưởng tới thể chất và tâm lý trong quá trình phát triển mà còn tạo áp lực không nhỏ cho gia đình của các bé.

Một số bệnh mạn tính ở trẻ em

Tuổi thơ là khoảng thời gian vô tư và đẹp đẽ nhất đối với mỗi con người và thật hạnh phúc khi có một thời thơ ấu đầy niềm vui, không lo toan hay đau khổ. Nhưng không phải ai cũng may mắn như thế.

Bất cứ bé nào cũng có nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau từ khi còn trong giai đoạn phôi thai và thuở nhỏ, nhưng hầu hết các vấn đề này đều không nghiêm trọng và không can thiệp nhiều vào cuộc sống cũng như sự phát triển của các bé.

Tuy nhiên, đối với một số bé, mắc phải những căn bệnh mạn tính ở trẻ em khiến cuộc sống thời thơ ấu và cả tương lai sau này bị ảnh hưởng rất nhiều.

Tình trạng sức khỏe mãn tính là những vấn đề về sức khỏe kéo dài hơn 3 tháng, ảnh hưởng tới hoạt động bình thường và bé thường phải nhập viện nhiều lần hay phải chăm sóc sức khỏe tại nhà hoặc tại các trung tâm y tế.

Bệnh mãn tính sẽ tái phát tại bất cứ thời điểm nào và các bé lúc nào cũng phải sống với tình trạng như thế. Một số ví dụ về tình trạng mãn tính như:

  • Suyễn (phổ biến nhất)
  • Bệnh tiểu đường
  • Bệnh bại não
  • Tình trạng thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm
  • Xơ nang
  • Ung thư
  • AIDS
  • Bệnh động kinh
  • Nứt đốt sống
  • Các vấn đề về tim bẩm sinh.

Mặc dù đây là những căn bệnh rất khác nhau nhưng xét về khía cạnh mãn tính thì chúng có rất nhiều điểm chung. Việc học cách sống chung với các tình trạng này có thể rất khó khăn với các bé cũng như gia đình, anh chị em hay bạn bè của bé.

 

mot-so-benh-man-tinh-o-tre-em-hinh-anh

Việc cùng bé sống chung với căn bệnh mạn tính không hề dễ dàng gì

Những ảnh hưởng khi bé bị bệnh mãn tính

Bệnh mãn tính không chỉ ảnh hưởng đến riêng cá nhân người bệnh mà còn ảnh hưởng lớn tới gia đình của họ. Không chỉ vậy, căn bệnh còn có thể khiến họ phải thay đổi những dự định, kế hoạch và hạnh phúc bền vững mà cả gia đình đang cố vun đắp.

Cha mẹ các bé có thể phải đấu tranh với những cảm xúc của chính họ về tình trạng bệnh tật của con mình trong khi luôn phải cố gắng tỏ ra thật mạnh mẽ trước mặt chúng. Thất vọng, đau khổ hay tưởng tượng những mất mát (có thể xuất hiện) trong cuộc sống của đứa con thân yêu là những cảm xúc thường thấy ở những cặp cha mẹ này.

Bên cạnh đó, ly hôn cũng là tình trạng phổ biến ở những gia đình có con em bị bệnh mãn tính nặng. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do cha mẹ chịu áp lực quá lớn khi phải chăm sóc con cùng căn bệnh mà trẻ đang mắc phải.

Để giảm bớt áp lực, cha mẹ nên dành ra một khoảng thời gian để cùng nhau chăm sóc con trong lúc bé đang bị căn bệnh cấp tính hành hạ hay phải nhập viện. Sự cảm thông, chia sẻ và tình yêu thương dành cho nhau chính là sức mạnh để bé và cả gia đình chống lại căn bệnh này đấy.

Ban đầu, có thể anh chị em của bé sẽ cảm thấy mình bị cha mẹ bỏ rơi (khi mọi sự tập trung, chú ý cha mẹ đều dành hết cho đứa con đang bị bệnh), nhưng sau đó cảm xúc này có thể trở thành sự áy náy, cảm thấy có lỗi khi mình đã có những suy nghĩ không tốt dành cho đứa em hay anh chị đang bị bệnh của mình.

Để giúp tất cả các con cảm thấy tốt hơn, mỗi ngày cha mẹ nên dành khoảng 10-15 phút cho mỗi đứa con. Điều này sẽ giúp trẻ hiểu chúng vẫn là những đứa con quan trọng và đặc biệt cho dù cha mẹ phải dành ít thời gian cho chúng.



  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Malabsorption, Shelov, SP & Altmannn TR, (eds) 2009, Caring for your baby and young child Birth to Age 5, 5th edn, Bantam books, USA.
  2. Children with Chronic Conditions. Đọc thêm tại: <http://www.med.umich.edu/yourchild/topics/chronic.htm>. [Ngày 31 tháng 10 năm 2014]
  3. Coping with Chronic Illness. Đọc thêm tại: <http://www.aboutkidshealth.ca/en/resourcecentres/congenitalheartconditions/understandingdiagnosis/makingsureyouunderstandthediagnosis/pages/coping-with-chronic-illness.aspx>. [Ngày 31 tháng 10 năm 2014]
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com