Sức khỏe

Trẻ bị hóc dị vật đường thở – Cha mẹ nên làm gì?

Trẻ bị hóc dị vật đường thở là một trong những tai nạn cực kỳ nguy hiểm mà ít khi cha mẹ để ý. Nếu cha mẹ không nhận biết sớm để trẻ ngưng thở lâu thì nguy cơ tử vong là chuyện khó tránh khỏi. Tham khảo bài viết để sớm nhận biết và có cách khắc phục tình trạng này.

Nếu trẻ bị ngạt thở, có vật gì đó mắc kẹt trong cổ họng và mặt tái xanh vì thiếu oxy, nhưng cũng không khạc được dị vật ra ngoài, hoặc trẻ thở khò khè, hoảng sợ, hay bất tỉnh là những dấu hiệu cho thấy trẻ bị hóc dị vật đường thở. Bố mẹ cần bình tĩnh, gọi ngay xe cứu thương 115 hoặc muốn nhanh hơn hãy gọi taxi và đưa bé đến bệnh viện.

Trong khi chờ xe cứu thương hoặc trên đường đến bệnh viện, bố mẹ có thể thực hiện một số thao tác sơ cứu khi trẻ bị hóc dị vật đường thở sau:

1. Sơ cứu trẻ bị hóc dị vật đường thở và bất tỉnh

Bố mẹ có thể tiến hành hồi sức tim phổi (CPR) cho bé theo chỉ dẫn ngắn gọn dưới đây:

  • Đặt bé nằm ngửa trên 1 mặt phẳng như tấm bảng hay sàn nhà.
  • Ấn ngực: Dùng 2 hoặc 3 ngón tay nhấn vào xương ức, nằm ngay trung tâm của ngực bé xuống khoảng 1/3 đến 1/2 chiều sâu của ngực. Thực hiện khoảng 30 lần nhanh, mạnh và liên tục.

 

tre-bi-hoc-di-vat-duong-tho-cha-me-nen-lam-gi-hinh-anh1
Ấn ngực giúp bé hồi sức tim phổi
  • Mở đường thở: Nhẹ nhàng nâng cằm của bé lên bằng một tay, tay kia đặt lên trán bé để đẩy đầu bé ngửa ra phía sau.
  • Theo dõi bé thở: Chưa đầy 10 giây sau, tập trung lắng nghe và cảm nhận hơi thở bằng cách đặt tai của bố hay mẹ sát miệng và mũi bé, đồng thời quan sát chuyển động của lồng ngực bé.
  • Hà hơi thổi ngạt: Nếu bé chưa thể thở được, mẹ áp miệng trùm cả mũi và miệng bé hoặc áp miệng trùm lên mũi bé và ngậm miệng bé lại, sau đó nâng cằm bé lên cho đầu bé hơi ngửa về phía sau, thổi ngạt 2 hơi, mỗi hơi kéo dài 1 giây sao cho ngực bé phồng lên.
  • Tiếp tục lặp lại các động tác trên vài lần cho đến khi bé thở được hoặc đến khi gặp được đội cấp cứu y tế.

2. Sơ cứu trẻ bị hóc dị vật đường thở nhưng vẫn còn tỉnh táo

Nếu trẻ bị hóc dị vật đường thở nhưng còn tỉnh táo, bố mẹ dùng tay móc ngay dị vật trong miệng bé nếu bố mẹ nhìn thấy, nhưng phải đảm bảo tay sạch nha. Hoặc nếu bố mẹ không thể móc dị vật ra và bé bị ngạt thở thì áp dụng các cách sau:

Với bé dưới 1 tuổi dùng phương pháp vỗ lưng ấn ngực

 

tre-bi-hoc-di-vat-duong-tho-cha-me-nen-lam-gi-hinh-anh2
Phương pháp vỗ lưng ấn ngực cho các bé dưới 1 tuổi
  • Đặt trẻ nằm sấp trên đùi: Đặt bé nằm sấp trên đùi hoặc dọc theo cẳng tay, đảm bảo đầu bé thấp hơn thân người.
  • Vỗ lưng: Khum bàn tay lại và vỗ mạnh 5 cái vào vùng lưng giữa 2 xương bả vai của bé. Kiểm tra miệng bé mỗi lần vỗ xem dị vật có trôi ra không, nếu không trôi ra thì làm bước tiếp theo.
  • Ấn ngực: Nếu bé vẫn chưa thở được thì xoay bé nằm ngửa lên, đỡ đầu và cổ bé cẩn thận và dùng biện pháp ấn ngực giống như việc ấn ngực trong hồi sức cấp cứu tim phổi (CPR).

Lấy 2 hoặc 3 ngón tay ngón tay ấn vào giữa xương ức nhanh và liên tục 5 lần. Lặp lại việc vỗ lưng bé cho đến khi dị vật trôi ra.

  • Kiểm tra miệng bé sau mỗi lần ấn. Nếu nhìn thấy dị vật trôi ra, bố mẹ lựa và gắp ra ngay. Nếu vẫn không thấy gì trôi ra thì bố mẹ đừng cố gắng cho tay vào miệng bé để tìm kiếm dị vật, cách này có thể đẩy dị vật vào sâu hơn đấy.

Với các bé trên 1 tuổi dùng phương pháp ép bụng

 

tre-bi-hoc-di-vat-duong-tho-cha-me-nen-lam-gi-hinh-anh3

Áp dụng phương pháp ép bụng với các bé trên 1 tuổi
  • Đặt bé đứng: Bố mẹ đứng hoặc quỳ phía sau bé và choàng 2 tay ra xung quanh ôm eo bé, một tay nắm thành nắm đấm đặt trên rốn bé.
  • Ép bụng bé: Dùng tay còn lại nắm chặt lấy tay vừa làm thành nắm đấm và đặt trên rốn bé, ép mạnh liên tục vào bụng bé cho đến khi dị vật rơi ra hoặc em bé bất tỉnh.
  • Kiểm tra miệng của bé sau mỗi lần đẩy: Sau mỗi lần ép bụng mẹ cần kiểm tra miệng bé xem dị vật có rơi ra chưa, nếu làm mãi không ra (dù bé vẫn còn tỉnh) thì nên gọi xe cứu thương ngay.

Nhưng tốt nhất, cần có 1 người cấp cứu cho bé và 1 người gọi ngay xe cứu thương cho chắc chắn và trong khi chờ đợi bố mẹ có thể tiến hành hồi sức tim phổi (CPR) cho bé và luôn đưa bé sau khi đã ép bụng đến bác sĩ để kiểm tra.

Yêu cầu

Các thao tác sơ cứu trẻ bị hóc dị vật đường thở cần thực hiện nhanh, chính xác và yêu cầu người thực hiện cần phải thật sự bình tĩnh. Và cha mẹ cần lưu ý, nếu việc sơ cứu đã đưa dị vật ra ngoài thì cha mẹ vẫn phải mang trẻ đến bệnh viện để kiểm tra nhé, đề phòng trường hợp dị vật vẫn còn sót.



  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Young, C., 2007, Entertaining and educating babies and todders, Usborne Publisher, England (p.112+113)
  2. Choking in children. Đọc thêm tại: <http://www.webmd.com/first-aid/choking-in-children>. [Ngày 12 tháng 09 năm 2015]
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com