Nuôi con

Trẻ khó ngủ: Chuyện Tí gặp ác mộng – bé 2 -3 tuổi

Nếu trẻ khó ngủ và tỉnh dậy ban đêm do nằm mơ, gặp ác mộng , mẹ hãy dỗ dành để bé ngủ lại. Với các bé 2 -3 tuổi, mẹ đừng cho bé ăn thêm hay nằm chung với ba mẹ để tập cho bé tính tự lập.

Cứ sau một ngày dài là tới chương trình “Lùa Tí đi ngủ” của ba mẹ lên sóng :D. Thật sự, việc bắt Tí ngưng chơi hay ngưng xem tivi để chuẩn bị đi ngủ là một thử thách lớn đối với ba mẹ luôn ấy. Đặc biệt là khi có anh Tin với chị Na con của dì sang chơi là ba mẹ đừng hòng bắt Tí lên giường sớm nha. Lúc nào Tí cũng sợ mình ngủ mất và không được chơi trò gì mà anh chị sẽ chơi.

tre-kho-ngu-chuyen-ti-gap-ac-mong-be-2-3-tuoi-hinh-anh1

Cho bé đi ngủ là thử thách đối với ba mẹ

Ba mẹ thì dường như đã quen dần với tình trạng này rồi nên cũng linh hoạt giờ giấc cho Tí ngủ một chút nhưng với điều kiện là Tí ngủ đủ 10-12 tiếng mỗi đêm. Buổi trưa thì Tí thường ngủ trưa khoảng 1- 2 tiếng nữa.

Để đỡ cực với chương trình “Lùa Tí đi ngủ”, mẹ đã lập một kế hoạch tập cho Tí đi ngủ đúng giờ. Để tránh trường hợp trẻ khó ngủ mà các bạn cùng tuổi gặp phải, trước khi ngủ mẹ thường hạn chế cho Tí chơi những trò hoạt động mạnh, xem ti vi hay la hét nhiều.

Thay vào đó Tí hay chơi tô màu hay xếp hình khối với ba. Đến giờ ngủ mẹ thường lau rửa, cho Tí đánh răng, thay đồ nhẹ cho Tí rồi kể chuyện cho Tí nghe. Kể chuyện xong là mẹ hôn Tí, chúc ngủ ngon rồi tắt đèn đi ra để Tí tự ngủ. Mẹ không để Tí có cơ hội nhiều chuyện hỏi han gì cả.

Thỉnh thoảng Tí cười nói và hát líu lo trong khi ngủ, có lúc lại giật mình nửa đêm, ngó ngó xung quanh rồi ngủ lại ngay. Nhưng mà cũng có khi Tí gặp ác mộng, thấy khủng long bạo chúa trong phim hoạt hình rượt Tí chạy té khói. Tí hoảng quá khóc toáng lên làm ba mẹ hết hồn chạy qua, sợ Tí đau hay bị thương gì không à.

Chắc ban ngày Tí xem hoạt hình khủng long với anh cu Tin nên tối mới mơ thấy khủng long đấy. Tí vẫn chưa biết đó chỉ là giấc mơ nên sợ lắm, vì nó thật ơi là thật. Mẹ cứ ôm Tí vào lòng,hỏi Tí nằm mơ thấy gì rồi dỗ dành Tí đó chỉ là mơ thôi cho đến khi Tớ bình tĩnh lại và không thút thít nữa. Xem thêm: Rối loạn giấc ngủ ở trẻ – Phân biệt chứng hoảng loạn ban đêm và ác mộng

tre-kho-ngu-chuyen-ti-gap-ac-mong-be-2-3-tuoi-hinh-anh2

Trẻ khó ngủ, giật mình tỉnh giấc do gặp ác mộng

Từ sau những lần đó, trước khi ngủ mẹ hay kể cho Tí nghe câu chuyện về những giấc mơ, những câu chuyện thần tiên ở xứ Ngủ Say :D. Tuy vậy, mãi đến khi 5 tuổi, khi Tí hiểu hơn về những giấc mơ và những hình ảnh trong giấc mơ thì Tí mới không sợ nữa đấy.

Còn có nhiều lúc Tí giật mình không phải vì ác mộng mà vì chứng hoảng loạn ban đêm và những lý do khác như là: đói bụng hay mắc tè :D. Mẹ luôn hiểu Tí nên thường cho Tí ăn no bữa chiều, có khi uống thêm sữa trước khi ngủ để Tí không thấy đói và ngủ ngon hơn. Tất nhiên là có màn súc miệng chống sâu răng rồi mới được nằm ngủ khò rồi. Mẹ cũng vẫn đóng bỉm cho Tí vì lúc này Tí mới bắt đầu tập đi vệ sinh thôi, vẫn còn bị tè dầm đấy.
tre-kho-ngu-chuyen-ti-gap-ac-mong-be-2-3-tuoi-hinh-anh3

Mẹ nên dỗ dành mỗi khi trẻ khó ngủ

Mà mỗi lần Tí tỉnh dậy là mẹ lại dỗ dành để Tí ngủ lại chứ không cho Tí ăn thêm hay qua giường nằm với ba mẹ đâu. Mẹ muốn tập cho Tí tính tự lập và dũng cảm đấy mà ^^



  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Shelov, SP & Altmann TR, (eds) 2009, Caring for your baby and young child Birth to Age 5, 5th edn, Bantam books, USA. [Ngày 18 tháng 5 năm 2015]
  2. Toddler SleepSolutions to Common Problems. Tham khảo tại: <http://www.parents.com/toddlers-preschoolers/sleep/issues/toddler-sleep-solutions/>. [Ngày 18 tháng 5 năm 2015]
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com