Nuôi con

Ba mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị nôn trớ sữa?

Không có cách nào để ngăn ngừa trẻ sơ sinh bị nôn trớ sữa nhưng mẹ có thể áp dụng một số mẹo nhỏ bên dưới để giảm tần suất trớ sữa và lượng sữa mà bé phun ra. Tham khảo ngay nhé!

>> Tìm phòng khám nhi khoa uy tín và chất lượng cho con chỉ trong nháy mắt

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nôn trớ sữa

Trước khi áp dụng các mẹo để xử lý tình trạng nôn trớ, ọc sữa của bé, mẹ cần tìm hiểu những nguyên nhân để giảm thiểu tối đa tình trạng trẻ sơ sinh bị nôn trớ sữa nhé!.

Nôn trớ do sinh lý

  • Bé sơ sinh có hệ tiêu hóa còn non yếu, các van trong dạ dày hoạt động chưa đồng bộ nên khi bú, bé dễ nuốt hơi vào dạ dày. Lượng hơi dư thừa làm bé dễ no và hay ọc sữa khi được mẹ đặt nằm nghiêng. Hiện tượng này khá phổ biến.
  • Lượng sữa cho bé bú quá nhiều khiến hệ tiêu hóa không hoạt động được.

Nôn trớ do bệnh lý

  • Trẻ bị các dị tật ở đường tiêu hóa như hẹp thực quản, hẹp tá tràng… khi có các biểu hiện ọc sữa liên tục mặc dù không bú cũng ọc, hoặc ói ra rồi bú, bú xong lại ói ra.
  • Có thể trẻ bị một số bệnh đường tiêu hóa như tắc ruột, lồng ruột hay gặp ở những trẻ sau 3 tháng tuổi khi trẻ có biểu hiện đột nhiên ói, đang bú bình thường bỗng nhiên khóc thét lên, ưỡn bụng, bụng có thể nổi phồng lên.
  • Thiếu hụt canxi cũng là nguyên nhân khiến trẻ dễ ọc sữa kèm theo giật mình, co giật hay vặn mình.

Ba mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị nôn trớ sữa?

Mẹ có biết nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nôn trớ sữa là gì không mẹ ơi?

Xem thêm: Tìm hiểu về bệnh lồng ruột ở trẻ em

Có cách nào giúp giảm hiện tượng trẻ sơ sinh bị nôn trớ sữa không?

Không có cách nào để ngăn ngừa trẻ sơ sinh bị nôn trớ sữa nhưng mẹ có thể áp dụng một số mẹo nhỏ sau nhằm giúp giảm tần suất trớ sữa và lượng sữa mà bé phun ra.

  • Mỗi lần cho con bú mẹ nhớ giúp bé thư giãn, yên tĩnh và thoải mái.
  • Tránh ngắt quãng, bất thình lình làm ồn, ánh sáng chói và những yếu tố gây nhiễu khác trong lúc đang cho bé bú.
  • Cho bé bú ít sữa hơn nhưng tăng cữ bú lên. Nếu bé bú sữa mẹ, giới hạn thời gian trong mỗi cữ bú. Nếu cho bé bú bình, cho bé bú ít hơn thông thường.
  • Cho bé ợ trong và sau khi bú.
  • Tránh cho bé bú trong khi bé đang nằm. Cho bé bú ở tư thế ngồi. (Xem thêm: Tư thế cho con bú đúng cách mẹ bỉm sữa nhất định phải biết)
  • Ôm bé thẳng người từ 20-30 phút sau mỗi lần cho bé bú.
  • Đừng đẩy hoặc chơi đùa mạnh tay với bé ngay lập tức sau mỗi lần cho bé bú.
  • Cố gắng cho bé bú trước khi bé trở nên cáu kỉnh vì đói.
  • Nếu cho bé bú bình, hãy chắc chắn là lỗ ở núm vú không quá lớn (để sữa không chảy quá nhanh) hoặc quá nhỏ (làm bé bực mà nuốt phải không khí). Nếu lỗ này đúng kích cỡ, khi úp ngược bình sữa mẹ sẽ thấy có một vài giọt sữa chảy ra và sau đó ngừng lại.
  • Kê cao phần đầu của nôi bé ngủ nhưng đừng dùng gối và đặt bé nằm ngửa khi ngủ. Làm thế giúp giữ phần đầu bé cao hơn dạ dày và ngăn ngừa việc bé bị nghẹn trong trường hợp bé trớ sữa trong khi đang ngủ.
  • Nếu mẹ tham khảo chế độ ăn của mình với bác sĩ, mẹ có thể được hoặc không ăn sữa, phô mai hay một số thực phẩm khác.

Ba mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị nôn trớ sữa? - hình ảnh 2

Mẹ nên cho bé ợ trong và sau khi bú để giúp giảm hiện tượng trẻ sơ sinh bị nôn trớ sữa.

Ba mẹ nên làm gì khi trẻ sơ sinh bị nôn trớ sữa?

Khi nôn trớ, cơ thể bé sẽ mất đi một lượng chất lỏng nhất định. Việc cần làm sau đó là bổ sung bù chất lỏng từ nước lọc, nước hoa quả hay oserol để bé không bị khử nước với những khuyến nghị sau đây:

  • Khi bé ngừng nôn trớ, hãy cho uống một lượng nhỏ nước lọc hoặc nước điện giải sau mỗi 30 phút đến 1 tiếng.
  • Nếu bé tiếp tục trớ thì cần cho uống luân phiên 50ml nước oserol/ 50ml nước lọc sau mỗi nửa giờ.
  • Sau khi cho bé uống loại nước này mà bé không nôn trớ nữa thì cho bé bú mẹ hoặc bú bình, tăng dần số lượng từ 80 – 100ml sau mỗi 3 – 4 giờ.
  • Nếu bé không nôn trớ từ 12 – 24 giờ thì có thể cho bé ăn uống bình thường nhưng vẫn cho bé uống nhiều nước. Bắt đầu với những thực phẩm dễ tiêu hoá như ngũ cốc hay sữa chua. Bạn cũng có thể cho trẻ uống nước lạnh nếu bé trên 12 tháng tuổi.
  • Đi ngủ cũng giúp bé nhanh hồi phục do dạ dày trống rỗng trong suốt thời gian này sẽ giúp bé dễ chịu hơn. Đừng cho trẻ dùng bất kỳ loại thuốc chống nôn trớ nào trừ khi được bác sĩ cho phép.

Ba mẹ cần phải làm gì khi trẻ sơ sinh bị nôn trớ sữa? - hình ảnh 3

Ba mẹ cần phải làm gì khi trẻ sơ sinh bị nôn trớ sữa?

Hãy cẩn thận với các dấu hiệu bất thường khi trẻ sơ sinh bị nôn trớ sữa

Mẹ nhớ đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay nếu thấy trẻ sơ sinh bị nôn trớ sữa kèm theo các dấu hiệu hoặc triệu chứng sau vì rất có thể trẻ đã gặp phải tình trạng nghiêm trọng hơn là trẻ bị nôn trớ thông thường.

  • Không tăng cân.
  • Phun ra chất lỏng có màu xanh hoặc vàng.
  • Nôn liên tục và dữ dội.
  • Phun ra máu hoặc chất giống như bã cà phê.
  • Không chịu bú nữa.
  • Trong phân có máu. (Xem thêm: Màu phân của trẻ nói lên điều gì?)
  • Khó thở hoặc có những dấu hiệu bị đau.
  • Ọc sữa liên tục, không bú cũng vẫn ọc.
  • Đột nhiên ọc sữa, khóc thét, bụng có thể nổi phồng.
  • Ọc sữa kèm theo co giật.

Trẻ sơ sinh bị nôn trớ sữa là hiện tượng thường gặp ở các bé trong 3 tháng đầu, kể cả các bé khỏe mạnh. Mẹ tham khảo thêm cách Xử lý khi trẻ sơ sinh bị nôn trớ khi uống sữa để biết được nguyên nhân tại sao trẻ bị nôn trớ nhé!




  1. Shelov, SP & Altmann TR, (eds) 2009, Caring for your baby and young child Birth to Age 5, 5th edn, Bantam books, USA.Trang 122.
  2. Spitting up in babies: What’s normal,What’s not. Tham khảo tại: <http://www.mayoclinic.org/healthy-living/infant-and-toddler-health/in-depth/healthy-baby/art-20044329>. [Ngày 27 tháng 11 năm 2014]
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com