Nuôi con

Giúp con kết bạn và phát triển tình bạn thân

Giúp con kết bạn và phát triển tình bạn thân là việc mà không ít phụ huynh quan tâm. Tình bạn của trẻ có vai trò đặc biệt quan trọng và cha mẹ có thể giúp con tìm kiếm những người bạn phù hợp.

Cha mẹ cần làm gì để giúp con kết bạn và phát triển tình bạn?

Giúp con kết bạn là một việc quan trọng mà các bậc cha mẹ cần để ý. Khi trẻ lớn, trẻ không chỉ có những mối quan hệ trong gia đình mà trẻ còn có những mối quan hệ bên ngoài xã hội, đặc biệt là các mối quan hệ bạn bè.

Tình bạn có vai trò rất lớn trong đời sống của con và cha mẹ cần làm gì để giúp con kết bạn và phát triển tình bạn đây? Một số gợi ý sau có thể giúp bạn trả lời phần nào câu hỏi này đấy.

Tạo cơ hội để trẻ tìm hiểu và phát triển tình bạn phù hợp. Theo các chuyên gia tâm lý, trẻ em thường lựa chọn những bạn có tính cách tương tự mình.

Chẳng hạn, trẻ nào nhút nhát có xu hướng bị thu hút bởi những người có tính cách rụt rè giống mình; và ngược lại, những trẻ ồn ào và náo nhiệt thường chọn bạn bè náo nhiệt.

Những trẻ này sẽ thích thú và quan tâm nhiều hơn đến các hoạt động và sở thích giống nhau để xây dựng tình bạn tốt.

Giúp con kết bạn và phát triển tình bạn thân P1

Trẻ em thường lựa chọn những bạn có cùng tính cách với mình.

Đặc biệt, trong những năm đầu khi các trẻ có xu hướng tìm kiếm bạn bè, cha mẹ nên giúp con kết bạn bằng cách thường xuyên tạo cơ hội, cho phép trẻ dành thời gian chơi và tìm hiểu người bạn mà trẻ chọn nhé.

Và với những cơ hội này, trẻ sẽ bắt đầu lựa chọn những người bạn hợp với mình để có tình bạn thân thiết sau này. Tuy nhiên, cha mẹ cần phải biết người mà trẻ dành nhiều thời gian và nên chủ động theo dõi mối quan hệ đó.

Giúp trẻ hiểu được kỹ năng giao tiếp là yếu tố rất cần thiết để xây dựng và củng cố tình bạn. Kỹ năng giao tiếp là yếu tố rất cần thiết để xây dựng và củng cố một tình bạn tốt.

Trong suốt giai đoạn từ 5 – 12 tuổi, trẻ nên học cách giao tiếp, truyền đạt rõ ràng với các bạn khác (có thể là cách chia sẻ những bí mật, câu chuyện, cảm nhận hay những lời nói đùa).

Mẹ nên để ý xem con mình có gặp vấn đề về ngôn ngữ và cách diễn đạt không nhé, vì có thể trẻ sẽ gặp khó khăn trong việc kết bạn, thường sử dụng những từ ngữ không phù hợp và bỏ qua những lời góp ý hoặc các cử chỉ tế nhị (bằng lời nói cũng như hành động) từ những người bạn của mình.

Sự bình đẳng trong tình bạn của trẻ em. Khi con đã tìm được những người bạn cho mình, cha mẹ cần lưu ý với trẻ một số điều để giúp con phát triển tình bạn, trong đó, hãy nói đến sự bình đẳng.

Tình bạn của trẻ sẽ phát triển lành mạnh và lâu dài khi các trẻ được đối xử bình đẳng với nhau. Không trẻ nào nổi trội hơn và cũng không trẻ nào có thể quyết định tất cả mọi hoạt động. Các trẻ nên chia sẻ và cố gắng nỗ lực giải quyết mọi hoạt động được giao để làm hài lòng nhau.

Bên cạnh đó, trẻ cũng phải có khả năng giải quyết vấn đề riêng tư, chẳng hạn nếu một trẻ muốn chơi một món đồ chơi đặc biệt của người bạn thân, trẻ có thể lập ra lịch trình để mỗi trẻ đều có thể chơi ở các thời điểm khác nhau, hoặc đưa ra các hoạt động mà các trẻ có thể chơi cùng nhau.

Dành thời gian quan tâm trẻ. Nếu trẻ cảm thấy bản thân mình tốt, được mọi người trong gia đình yêu thương và tôn trọng thì trẻ sẽ có nhiều khả năng là sự lựa chọn tốt của bạn bè.

Nếu mối quan hệ của cha mẹ tốt đẹp, cha mẹ luôn nhận được sự chăm sóc và hỗ trợ từ những người thân, trẻ sẽ quan sát và tự rút ra kinh nghiệm tốt từ cách đối xử của mọi người trong gia đình và tất nhiên trẻ sẽ mang những ấn tượng tốt đẹp đó vào tình bạn, với những người mà trẻ chọn.

Nếu trẻ sống trong gia đình không nhận được sự quan tâm, hỗ trợ và thúc đẩy sự tự tin của bản thân, trẻ sẽ có xu hướng tìm những người bạn cùng hoàn cảnh với mình.

Do vậy, chính cách tương tác của mọi người trong gia đình sẽ ảnh hưởng đến cách trẻ tương tác với các bạn của mình đấy cha mẹ ạ.

Giúp con kết bạn và phát triển tình bạn thân P1 hình ảnh 2

Trẻ sẽ biết yêu thương mọi người hơn khi được bố mẹ yêu thương

Đừng lo lắng thái quá khi trẻ thường xuyên chơi với một người bạn thân. Các chuyên gia tâm lý cũng cho biết thêm, hầu hết các trẻ 5 – 12 tuổi đều chú trọng vào các hoạt động tập thể để tìm kiếm một người bạn tốt.

Trong các mối quan hệ bạn bè, thông thường trẻ sẽ cảm thấy bản thân mình phù hợp với một người bạn nào đó, người mà trẻ cảm thấy hoàn toàn thích hợp, có khả năng đáp ứng những nhu cầu của trẻ về một tình bạn, sự chấp thuận và an toàn. Đây có thể là tình bạn tuyệt vời, nếu như trẻ cố gắng giữ gìn thì có thể tình bạn này sẽ gắn liền với trẻ suốt cuộc đời.

Mặc dù cha mẹ thường lo lắng khi trẻ chỉ có một người bạn thân và sợ tình bạn thân đặc biệt này có thể ràng buộc và làm trẻ ngột ngạt khi trẻ đầu tư quá nhiều vào mối quan hệ duy nhất này.

Tuy nhiên, hầu hết các chuyên gia đều không đồng ý với những lo lắng đó của cha mẹ. Vì việc chia sẻ kinh nghiệm, suy nghĩ và cảm nhận với một người bạn thân có thể làm trẻ cảm thấy hài lòng hơn là dành nhiều thời gian với một nhóm bạn lớn, miễn là hai người bạn đang có một ảnh hưởng tích cực đối với nhau và không cản trở tình bạn thân từ những kinh nghiệm bản thân.

Bản thân trẻ cần làm gì để xây dựng được tình bạn tốt?

Cha mẹ có thể giúp con kết bạn bằng việc tạo nhiều cơ hội cho con tìm kiếm những người bạn phù hợp và tốt bụng. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên chỉ bảo cho con một số điều để trẻ xây dựng một tình bạn tốt, như:

Trẻ nên có thái độ cởi mở đối với mọi người và có thể tìm hiểu nhiều hơn về người bạn mới bằng cách chia sẻ từ hai phía về những quan điểm, niềm tin và cách cư xử. Nếu chấp nhận những người bạn có quan điểm khác với mình, trẻ có thể mở lòng để đón nhận những tình bạn mới, điều này sẽ mang lại tương lai tốt đẹp cho cuộc sống của trẻ.

Đối xử tốt với bạn bè: Hãy nghĩ về cách trẻ muốn được đối xử và sau đó hãy thực hiện như vậy đối với mọi người.

Đừng mong đợi có ngay một tình bạn thân: Để có những người bạn tốt không phải là chuyện dễ dàng có thể thực hiện một sớm một chiều. Thậm chí khi trẻ chia sẻ toàn bộ những bí mật thầm kín của mình cho trẻ khác chỉ trong một đêm thì vẫn chưa chắc trẻ đã có được một tình bạn thân thật sự mà còn có thể khiến người đó rời xa trẻ đấy.

Để có được một người bạn tốt, trẻ cần xây dựng, vun đắp tình bạn một cách từ từ, điều này sẽ giúp mọi người hiểu nhau hơn và tình bạn của trẻ sẽ bền vững hơn.

Giúp con kết bạn và phát triển tình bạn thân P2

Thái độ cởi mở và tốt bụng giúp con kết bạn dễ dàng hơn.

Hạn chế chỉ trích, phê phán người khác, đặc biệt trước mặt người bạn mới: Cha mẹ nên dạy cho trẻ hiểu rằng việc liên tục phàn nàn về những thất bại và điểm yếu của người khác có thể làm cho người bạn mới cảnh giác và không tin tưởng trẻ.

Vì chứng kiến việc đó sẽ khiến người bạn mới nảy sinh ý nghĩ: Rất có thể trẻ sẽ phàn nàn những sai sót, khuyết điểm của họ với những người bạn khác y như cách trẻ đang làm đấy.

Đừng buôn chuyện: Những người bạn mới sẽ không tin tưởng nếu trẻ liên tục buôn chuyện với họ về cuộc sống và sự đau khổ của những người khác trong cuộc sống xung quanh trẻ.

Không làm tổn thương bản thân: Mỗi người trong chúng ta đều có những chuẩn mực đạo đức và hành vi, vì vậy trẻ không nên tự làm tổn thương bản thân chỉ vì mục đích phù hợp với nhóm bạn nào đó.

Những lưu ý này có thể giúp con kết bạn dễ dàng hơn và con có thể phát triển tình bạn của mình nhiều hơn nữa đấy cha mẹ.



  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Edward L. Schor, MD, FAAP,  2004, Caring for Your School-Age Child Ages 5 to 12, 3th edn, American Academy of Pediatrics, USA.
  2. Freindship. Đọc thêm tại: <http://www.betterhealth.vic.gov.au/bhcv2/bhcarticles.nsf/pages/Friendship_how_to_make_new_friends?open>. [Ngày 21 tháng 1 năm 2015].
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com