Sức khỏe

Cách xử lý khi trẻ bị hóc dị vật đường thở?

Cách xử lý khi trẻ bị hóc dị vật đường thở? Khi trẻ bị hóc dị vật đường thở, nghĩa là có một vật thể nào đó (thường là thức ăn hoặc những đồ vật nhỏ) rơi vào khí quản khiến không khí không lưu thông vào phổi làm bé không thể thở được. be bi hoc di vat

Trẻ bị hóc dị vật đường thở như thế nào? be bi hoc di vat

Thông thường, khí quản được bảo vệ bởi một nắp nhỏ của sụn gọi là nắp thanh quản. Khí quản và thực quản chia sẻ với nhau một khoảng trống ở phía sau họng. Nắp thanh quản đóng vai trò như một cánh cửa, chụp đóng khí quản mỗi lần nuốt thức ăn. Nó cho phép thức ăn đi xuống thực quản và ngăn không cho đi vào khí quản.

Cách xử lý khi trẻ bị hóc dị vật đường thở

Trẻ bị hóc dị vật đường thở là tình trạng thức ăn hay dị vật lọt vào khí quản be bi hoc di vat

Nhưng đôi khi, nắp thanh quản đóng không đủ nhanh khiến cho thức ăn hay dị vật lọt vào khí quản gây ra nghẹn hay còn gọi là hóc dị vật đường thở.

Hầu hết các trường hợp, thức ăn hay một vật nào đó lọt vào chỉ làm nghẽn một phần khí quản và sẽ được ho ra, sau đó bé sẽ thở lại bình thường. Nếu trẻ bị hóc dị vật đường thở nhưng vẫn có thể ho hay nói chuyện được thì sẽ trở lại bình thường sau vài phút mà không cần bất kỳ sự trợ giúp nào.

Tình huống nào là nguy hiểm khi trẻ bị hóc dị vật đường thở?

Đôi khi, một số dị vật rơi vào khí quản và chặn hoàn toàn đường thở. Nếu luồng không khí vào phổi bị nghẽn, não bị thiếu oxy, nghẹt thở có thể trở thành tình huống đe doạ đến tính mạng của trẻ. Bé bị hóc dị vật.

Trẻ bị hóc dị vật đường thở cần sơ cứu khi:

  • Không thở được.
  • Thở hổn hển hoặc khò khè.
  • Không thể nói chuyện, khóc hay la hét.
  • Da chuyển sang màu xanh
  • Nắm lấy cổ họng và vẫy dẫy dụa tay
  • Đi lảo đảo hoặc bất tỉnh.

Trong những trường hợp này, hãy nhanh chóng ép mạnh bụng bé (thủ thuật Heimlich). Đây là thao tác sơ cứu cơ bản. Những bậc phụ huynh nên biết 2 kỹ thuật: hồi sức tim phổi (CPR) và kỹ thuật ép bụng. Thậm chí nếu không có con, bạn cũng nên biết làm thế nào để thực hiện các thủ thuật sơ cứu để giúp người khác khi cần.

Ép bụng là tạo một lực tác động mạnh, đột ngột vào 2 buồng phổi bằng cách vỗ từ lưng hoặc ép vào cơ hoành, mục đích tạo ra một áp lực lớn đột ngột trong đường hô hấp đẩy dị vật ra ngoài.

Tuy kỹ thuật này khá đơn giản nhưng cần thực hiện một cách thận trọng, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Vì vậy, an toàn nhất là người thực hiện đã được qua đào tạo. Nếu làm không đúng cách, người nghẹt thở – đặc biệt là em bé hoặc trẻ em có thể bị tổn thương. Kỹ thuật này cũng được thiết kế đặc biệt dành riêng cho trẻ sơ sinh để giảm thiểu những chấn thương cho cơ thể bé nhỏ của bé.

Kỹ thuật đẩy bụng và CPR thường được giảng dạy như là một phần của khóa học cấp cứu cơ bản. Bạn có thể tìm hiểu những khóa học này tại các khu vực bạn sinh sống.

Thao tác sơ cứu Heimlich (Xem video clip) ở trẻ bị hóc dị vật đường thở – be bi hoc di vat

Trẻ dưới 1 tuổi be bi hoc di vat

Trẻ lớn be bi hoc di vat


Nếu thực hiện tất cả những thao tác trên mà vẫn không có hiệu quả và trẻ bị hôn mê. Ngay lập tức gọi cấp cứu đồng thời bắt đầu hô hấp nhân tạo.

Trong quá trình hô hấp nhân tạo, nếu nhìn thấy dị vật, hãy lấy nó ra. Nhưng nếu không thể tìm thấy, đừng đưa tay vào họng trẻ để tìm vì sẽ khiến dị vật vào sâu hơn.

Tiếp tục hô hấp nhân tạo cho đến khi bé tự thở được hoặc khi nhân viên y tế đến.



  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Spock, B, Needlman, R, 2012, Baby and Childcare, 9th edn, Bookwell, Finland.
  2. kidshealth.org/parent/firstaid_safe/home/choking.html# [Ngày 7 tháng 9 năm 2015]
  3. http://www.webmd.com/first-aid/tc/choking-rescue-procedure-baby-younger-than-1-year [Ngày 7 tháng 9 năm 2015]
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com