Chăm sóc bà bầu

Bệnh cúm khi mang thai và những quy tắc nhất định phải biết

Bị cúm khi mang thai có thể gây nhiều phiền toái hơn mẹ nghĩ, và còn có thể dẫn tới các biến chứng nghiêm trọng. Sau đây là những gì mẹ cần biết để giữ cho mẹ và bé được an toàn khỏi bệnh cúm khi mang thai.

Khi mang thai, cơ thể mẹ ức chế hệ thống miễn dịch nhằm hỗ trợ cho bé yêu, điều này khiến cho mẹ trở nên nhạy cảm với các loại virus hơn bình thường. Điều này có nghĩa là mẹ sẽ dễ bị cảm lạnh, cảm cúm khi mang thai, và cả các bệnh khác nữa.

Bệnh cúm khi mang thai và những quy tắc nhất định phải biết

Khi mang thai, các mẹ rất dễ bị cảm lạnh, cảm cúm

Cảm cúm với biểu hiện thường gặp nhất là đau nhức cơ thể, sốt và/hoặc ớn lạnh, có thể gây nguy hiểm cho phụ nữ mang thai, có khả năng dẫn tới các biến chứng nghiêm trọng cần phải nhập viện. Đó là lý do vì sao mọi phụ nữ mang thai rất cần được tiêm vắc xin cúm trước khi mùa cúm bắt đầu.

Dù mẹ mắc bệnh cúm khi mang thai hay vẫn đang cân nhắc xem liệu mình có cần được chủng ngừa không, thì đây là những gì bạn cần biết để bảo vệ bản thân và bé yêu của mẹ.

1. Nguyên nhân gây bệnh cúm khi mang thai?

Các trường hợp mắc cúm bị gây ra bởi virus cúm. Vì virus cúm đang không ngừng biến đổi nên số lượng các loại virus cúm không hề có giới hạn.

Điều này cũng giải thích tại sao vắc xin cúm đều khác nhau mỗi năm và tại sao dù rằng mẹ đã chích ngừa cúm trước đây rồi thì mẹ vẫn cần được tiêm liều mới trước mỗi mùa cúm.

2. Các triệu chứng của cúm khi mang thai là gì?

Cúm có tính chất nghiêm trọng và thường xảy ra đột ngột hơn cảm lạnh. Nếu bị cúm khi mang thai, mẹ có thể có các triệu chứng:

  • Sốt (thường từ 38,9ºC đến 40ºC hoặc cao hơn)
  • Đau đầu
  • Ớn lạnh
  • Viêm họng, thường trở nên nặng hơn vào ngày thứ 2 hoặc thứ 3
  • Đau nhức cơ dữ dội
  • Mệt mỏi và yếu ớt toàn thân
  • Thỉnh thoảng hắt hơi
  • Ho, và có thể trở nên nghiêm trọng

Bệnh cúm khi mang thai và những quy tắc nhất định phải biết hình ảnh 2

Thuộc lòng các dấu hiệu của bệnh cúm khi mang thai

3. Mắc bệnh cúm khi mang thai có gây nguy hiểm?

Các triệu chứng của cúm thường kéo dài 2 tuần, nhưng cũng có thể lâu hơn.

Là phụ nữ mang thai, chắc chắn mẹ có nguy cơ cao hơn bị các biến chứng nghiêm trọng do cúm, như viêm phổi chẳng hạn.

Thực tế, phụ nữ mang thai có khả năng phải nhập viện do các biến chứng của cúm cao hơn những phụ nữ không mang thai trong cùng độ tuổi. Đó là lý do vì sao chích ngừa cúm để đề phòng là một việc làm sáng suốt.

4. Thế bệnh cúm khi mang thai có gây tác hại đến em bé không?

Nếu vì lý do nào đó mà mẹ đã không chích ngừa cúm và sau đó mắc bệnh cúm khi mang thai thì sau đây là một số điều mẹ có thể phải lo lắng:

Sảy thai. Cúm khó có khả năng làm tăng nguy cơ sảy thai. Cơ thể của mẹ đã được lập trình để bảo vệ thai nhi trong bụng, ngay cả khi mẹ cảm thấy thật khốn khổ. Dù vậy, một cơn sốt cao sẽ gây tăng nguy cơ sảy thai và các biến chứng khác.

Tự kỷ hay các rối loạn phát triển khác. Mặc dù mẹ có thể đã nghe về một số nghiên cứu cho thấy rằng ở những mẹ từng bị cúm khi mang thai thì bé sinh ra có nguy cơ mắc chứng tự kỷ cao hơn một chút, nhưng ít khả năng cúm là yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ tự kỷ.

Hầu hết các chuyên gia đều đồng tình rằng có lẽ sốt cao mới chính là nguyên nhân.

Sinh non. Có vẻ như những phụ nữ mắc cúm khi mang thai không được điều trị sẽ có nguy cơ chuyển dạ sớm và sinh non cao hơn một chút.

Dị tật bẩm sinh. Các cơn sốt cao trong 3 tháng đầu thai kỳ có liên quan tới các dị tật bẩm sinh ở thai nhi.

Như mẹ có thể thấy, tất cả những điều trên là lý do vì sao việc điều trị bất cứ cơn sốt nào theo khuyến cáo của bác sĩ đều rất quan trọng (dù mẹ bị cúm hay một nhiễm khuẩn nào khác).

5. Mẹ phải làm gì nếu bị cúm khi đang mang thai?

Nếu chẳng may bị cúm, chắc chắn mẹ sẽ cảm thấy thật khó chịu và còn lo lắng cho con yêu nữa chứ. Để biết những gì cần làm nếu mắc cúm khi đang mang thai, cũng như những loại thuốc nào an toàn để dùng và những loại nào không được dùng, mẹ xem thêm:
>> Làm gì nếu bị cúm khi mang thai?

6. Tiêm phòng là giải pháp giúp mẹ “nói không” với bệnh cúm khi mang thai

Đây là giải pháp cần thiết và an toàn nhất. Một điểm cộng nữa là việc chích ngừa trong thời gian 3 tháng cuối của thai kỳ không chỉ bảo vệ mẹ không bị cúm khi mang thai, mà còn giúp bảo vệ em bé khỏi cúm cho tới khi bé đủ lớn để được chích ngừa đấy nhé.
>> Tiêm phòng cúm trước khi mang thai có tác dụng trong bao lâu?

Bệnh cúm khi mang thai và những quy tắc nhất định phải biết hình ảnh 3

Tiêm phòng là cách giúp mẹ “nói không” với bệnh cúm an toàn nhất

7. Mẹ cần làm gì để đề phòng khỏi bệnh cúm?

Cúm khi mang thai gây nhiều phiền toái và còn có thể dẫn tới các biến chứng nghiêm trọng, để biết các cách phòng chống cúm tốt nhất, mẹ có thể tham khảo chùm bài sau:
>> Cách ngăn chặn cảm cúm khi mang thai hiệu quả
>> Phòng ngừa và điều trị cảm cúm khi mang thai




Flu During Pregnancy: What You Need to Know to Stay Safe. Đọc thêm tại: <http://www.whattoexpect.com/pregnancy/flu>. [Ngày 12 tháng 11 năm 2016]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com