Sức khỏe

Cách chăm sóc trẻ bị thủy đậu và chế độ dinh dưỡng hợp lý

Bệnh thủy đậu ở trẻ em dù không quá nguy hiểm nhưng nếu không biết cách chăm sóc trẻ bị thủy đậu và có một chế độ dinh dưỡng hợp lý thì bé sẽ lâu lành bệnh hơn. Dưới đây là một số lưu ý mẹ cần nhớ khi chăm sóc bé bị thủy đậu.

Thủy đậu là một bệnh lý truyền nhiễm với khả năng lây lan rất mạnh đặc trưng bởi những nốt đỏ, hồng ban ngứa hoặc nốt mủ khắp cơ thể. Bất cứ ai chưa từng bị thủy đậu hoặc chưa tiêm ngừa thủy đậu đều có thể nhiễm bệnh. Trẻ em và những người có hệ miễn dịch yếu là đối tượng dễ bị thủy đậu nhất.

Cách chăm sóc trẻ bị thủy đậu và chế độ dinh dưỡng hợp lý

Cách chăm sóc trẻ bị thủy đậu và chế độ dinh dưỡng hợp lý

Thông thường, nếu bé đã bị thủy đậu một lần thì sẽ không (hoặc rất khó) bị lại lần nữa, tuy nhiên, những virus này vẫn còn tồn tại rất lâu trong cơ thể, một ngày nào đó chúng có thể hoạt động trở lại và gây ra bệnh Zona

Cách chăm sóc trẻ bị thủy đậu

Các bé khi bị thủy đậu thường ở dạng nhẹ và có thể chỉ cần chăm sóc và điều trị tại nhà. Tuy vậy, nếu lo lắng, tốt hơn hết hãy đưa bé đến trung tâm y tế để nhận được sự chăm sóc thích hợp và tránh những biến chứng nguy hiểm.

Hạ sốt

Cách chăm sóc trẻ bị thủy đậu và chế độ dinh dưỡng hợp lý hình ảnh 2

Hãy chỉ dùng thuốc hạ sốt khi sốt khiến bé khó chịu

Sốt có thể là một trong những dấu hiệu của bệnh thủy đậu xuất hiện đầu tiên. Khi thấy bé bị sốt, bạn có thể lo sốt vó lên, tuy nhiên, đây là một tín hiệu đáng mừng bởi lẽ sốt chính là phản ứng của cơ thể trước sự xâm nhập của các tác nhân gây nhiễm trùng (nhiệt độ cao có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn và virus gây bệnh) do đó hãy dùng thuốc hạ sốt chỉ khi sốt khiến bé khó chịu.

Bạn có thể sử dụng paracetamol để hạ sốt, nhưng tuyệt đối không sử dụng aspirin để tránh nguy cơ mắc phải hội chứng Reye (đây là hội chứng có thể dẫn đến suy gan và tử vong). Những bé đang mắc bệnh thủy đậu không nên sử dụng Ibuprofen vì nó có thể gây nhiễm trùng thứ phát nghiêm trọng hơn. Nếu sốt kéo dài quá 24 tiếng, hãy liên hệ với bác sĩ.

Lưu ý: Nếu cho bé dùng thuốc ở dạng lỏng, hãy dùng thìa chỉnh liều hoặc nắp đong chỉnh liều để chứ đừng đoán mò liều thuốc bằng muỗng canh.

Giảm ngứa

Ban thủy đậu rất ngứa nhưng đừng để bé gãi vì có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và tạo sẹo nếu chúng bị vỡ. Bạn có thể:

  • Chườm gạc mát hoặc cho bé uống những loại thuốc antihistamine (thuốc dùng cần có chỉ định của bác sĩ) .
  • Tắm nước ấm có thêm Baking soda hay bột yến mạch cũng có thể giúp bé giảm ngứa. Bạn có thể thử bằng cách cho một cốc bột yến mạch vào trong một cái vớ da sạch, buộc chặt và để trong bồn tắm. Sau khi tắm có thể sử dụng kem dưỡng ẩm nhẹ để làm mềm và dịu da.

Một số lưu ý khác

  • Hãy cho bé nghỉ ngơi ở nhà cho đến khi các mụn nước đã đóng vảy hoặc bị khô lại hoàn toàn vì khi đó bệnh thủy đậu mới thực sự không còn khả năng lây nhiễm.
  • Uống nhiều nước (để tránh mất nước).
  • Mặc quần áo mát mẻ, màu sáng, chăn màn thoáng, tránh mặt vải thô, cứng, đặc biệt là đồ len để hạn chế cọ xát vào các mụn nước.
  • Cắt móng tay ngắn hoặc đeo găng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ để tránh cho trẻ gãi, gây xước.

Một mẹo nhỏ khi sử dụng găng tay: Hãy dùng loại bao tay sặc sỡ để gây hứng thú cho bé, buộc cố định bằng nơ nhiều màu sắc để ngăn việc bé gãi và không thể tháo bao tay ra. Đừng ép bé mang bao tay, thay vào đó, hãy tạo hứng thú để bé tự làm.

  • Tránh tiếp xúc nhiệt độ và độ ẩm cao trong thời gian dài.
  • Bạn cũng có thể dùng kem như Calamine lotion (thuốc chống dị ứng) bôi cho bé để giảm ngứa. Nếu bé có vấn đề ở da như eczema, hãy liên hệ bác sĩ để được tư vấn sử dụng thuốc phù hợp với bé nhé.

Bệnh thủy đậu ở trẻ em và chế độ dinh dưỡng

Ngoài việc hạ sốt và giúp bé giảm ngứa, chế độ dinh dưỡng tốt cũng là một yếu tố rất quan trọng để thúc đẩy quá trình phục hồi của bé. Thức ăn cho bé cần giàu dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất, những loại thức ăn này giúp hồi phục và hỗ trợ hệ miễn dịch.

Những loại cây quả như chanh, phúc bồn tử, dâu tây, mâm xôi sẽ có tác dụng tốt, tuy nhiên cần tránh những loại quả này nếu bé có các vết lở loét trong miệng, bởi vì lượng axit cao có trong các loại quả này có thể khiến bé bị đau nhiều hơn.

Nên cho bé ăn những thức ăn thức ăn mềm, nhạt, tránh ăn mặn, bánh ngọt, đồ chiên, đồ rán, hành, tỏi, nấm, các loại gia vị, nước sốt, giấm…

Cách chăm sóc trẻ bị thủy đậu và chế độ dinh dưỡng hợp lý hình ảnh 3

Hãy làm cho món ăn trở nên bắt mắt hơn để kích thích sự ngon miệng của bé

Trong các loại thực vật thì ngò rí và cà rốt là những lựa chọn tốt nhất. Bạn hãy dùng những công thức mới để làm cho thức ăn trông bắt mắt hơn như cắt thành hình tròn, ngôi sao, trái tim hay bào mỏng rồi rắc đều lên mặt nước ép các loại trái cây để kích thích sự ngon miệng của bé.

Mẹo nhỏ cho mẹ:
Nếu bé không quá mệt, bạn có thể giữ bé bên cạnh cho bé xem cách bạn làm đồ ăn để phân tâm bé khỏi việc gãi lên các nốt thủy đậu nhé. 



  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Chickenpox (Varicella) – Topic Overview. Đọc thêm tại: <http://www.webmd.com/vaccines/tc/chickenpox-varicella-topic-overview>. [Ngày 16 tháng 03 năm 2016].
  2. Chickenpox (Varicella)- Home treatment. Đọc thêm tại: <http://www.webmd.com/vaccines/tc/chickenpox-varicella-home-treatment>. [Ngày 16 tháng 03 năm 2016].
  3. Diet For Chickenpox. My neighbour got chicken pox and now is weak and unable to eat or drink. Please suggest some healthy diet to get freedom from chicken pox?. Đọc thêm tại: <http://www.diethealthclub.com/askquestion/2570/diet-for-chickenpox-my-neighbour-got-chicken-pox-a.html>. [Ngày 16 tháng 03 năm 2016].
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com