Sức khỏe

Điều trị rối loạn ám ảnh cưỡng chế ở trẻ

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế có thể đi kèm với rối loạn ăn uống, rối loạn lo âu hoặc trầm cảm, tình trạng này nên được điều trị sớm nhằm giúp trẻ phát triển khỏe mạnh.

Điều trị rối loạn ám ảnh cưỡng chế là việc rất cần thiết để trẻ có thể sống một cuộc sống khỏe mạnh hơn. Tình trạng này có thể điều trị bằng một số phương pháp như dùng thuốc, trị liệu tâm lý, sự hỗ trợ của gia đình và một số biện pháp can thiệp khác.

Tâm lý trị liệu

Phương pháp tâm lý dùng để điều trị rối loạn ám ảnh cưỡng chế thường được các chuyên gia sử dụng nhất là kỹ thuật tiếp xúc và ngăn ngừa đáp ứng (ERP) – một kỹ thuật trong liệu pháp nhận thức – hành vi. Trong kỹ thuật tiếp xúc và ngăn ngừa đáp ứng:

  • Trẻ sẽ được học cách đối đầu với nỗi sợ của chính mình (tiếp xúc) mà không hình thành hành vi cưỡng chế (ngăn ngừa đáp ứng).
  • Nhà trị liệu được đào tạo về sức khỏe tâm thần (tâm lý gia, nhân viên xã hội hoặc nhà tham vấn) sẽ hướng dẫn trẻ trong suốt tiến trình điều trị. Và trẻ sẽ học được rằng chính mình có thể cho phép những ám ảnh và lo lắng xuất hiện hay biến mất mà không cần đến các nghi thức và hành vi cưỡng chế.

Dieu tri roi loan am anh cuong che o tre hinh anh

Điều trị rối loạn ám ảnh cưỡng chế ở trẻ bằng phương pháp tâm lý

Thuốc điều trị rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Thuốc điều trị rối loạn ám ảnh cưỡng chế chỉ nên được kê toa bởi một chuyên gia y tế được cấp phép (bác sĩ nhi, bác sĩ tâm thần) – người có kinh nghiệm làm việc với trẻ em và trẻ vị thành niên, có thể phối hợp tốt với nhà trị liệu của trẻ để phát triển kế hoạch trị liệu toàn diện. Một loại thuốc chống trầm cảm – thuốc ức chế tái hấp thu serotonin (SRIs) – được xem là có công dụng trong việc làm giảm những triệu chứng của rối loạn ám ảnh cưỡng chế ở trẻ em và vị thành niên, giúp cho kỹ thuật ERP được thực hiện dễ dàng và hiệu quả hơn.

Sự tham gia của gia đình

Trẻ mắc rối loạn ám ảnh cưỡng chế thường cảm thấy rất đơn độc và chỉ có một mình sống trong những ám ảnh và nghi thức có thể liên quan đến các thành viên khác trong gia đình. Cha mẹ và những người chăm sóc (thậm chí là anh chị em ruột) cũng là một phần quan trọng trong tiến trình trị liệu, và nên tham gia vào trị liệu bằng nhiều cách.

Những phương pháp điều trị khác

Các nhóm hỗ trợ: Cung cấp cho trẻ cũng như các thành viên trong gia đình những cơ hội gặp gỡ và học hỏi kinh nghiệm từ những người khác – người có thể hiểu được trẻ đang phải trải qua những gì.

Các chương trình điều trị chuyên sâu rối loạn ám ảnh cưỡng chế đặc biệt dành cho bệnh nhân ngoại trú như: ngoại trú truyền thống, ngoại trú chuyên sâu, chương trình điều trị suốt cả ngày,…có thể sẽ giúp ích cho trẻ đấy.

Xem thêm:
Triệu chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế ở trẻ
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế ở trẻ – Nguyên nhân và cách chẩn đoán



  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Obsessive Compulsive Disorder. Đọc thêm tại:<https://www.nami.org/Learn-More/Mental-Health-Conditions/Obsessive-Compulsive-Disorder>. [Ngày 5 tháng 9 năm 2015].
  2. Obsessive Complusive Disorder. Đọc thêm tại:<http://www.nimh.nih.gov/health/topics/obsessive-compulsive-disorder-ocd/index.shtml>. [Ngày 5 tháng 9 năm 2015].
  3. OCD in Kids – Manage OCD in your household. Đọc thêm tại:<https://kids.iocdf.org/for-parents/managing-ocd-in-your-household/>. [Ngày 5 tháng 9 năm 2015].
  4. OCD in Kids – What’s is OCD? Đọc thêm tại:<https://kids.iocdf.org/what-is-ocd/>.  [Ngày 5 tháng 9 năm 2015].
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com