Nuôi con

Giúp con thoát khỏi áp lực từ bạn bè xấu

Nếu con đang gặp áp lực từ bạn bè, cách dạy con tốt nhất lúc này là giúp con có ít nhất một người bạn tốt, cùng quan điểm với con và hỗ trợ con chống lại những áp lực khi con không dám làm điều đó một mình.

Nếu bé nhà bạn đang phải đối mặt với những áp lực tiêu cực từ những người bạn xấu, dưới đây là một số cách cha mẹ có thể làm để giúp con thoát khỏi áp lực đó.

Thật khó khăn để nói “không” với áp lực bạn bè, nhưng bé có thể làm được điều đó. Việc chú ý đến cảm nhận và lòng tin của bản thân trong việc đánh giá về một vấn đề đúng hay sai sẽ giúp bé biết được mình nên làm gì. Sức mạnh nội tâm và sự tự tin có thể giúp bé đứng vững, tránh xa và chống lại những điều không tốt khi bé đã quá hiểu nó. Cách dạy con tốt nhất lúc này là cha mẹ hãy giúp đỡ để trẻ có ít nhất một người bạn – người sẵn sàng nói “không” và luôn cố gắng chống lại những áp lực từ bạn bè. Mặc dù chống lại những áp lực từ bạn bè rất khó khăn, nhưng sẽ thật tuyệt vời nếu con bạn có những người bạn cùng quan điểm với mình và có thể hỗ trợ bé trong việc chống lại những áp lực khi trẻ không dám làm điều đó một mình.

Cach day con ngoan Giup con thoat khoi ap luc tu ban xau hinh anh

Cha mẹ hãy giúp trẻ tìm được một người bạn tốt

Áp lực từ những người bạn xấu là lý do lớn khiến bé có những hành động không tốt, vì vậy cách dạy con tốt trong trường hợp này là cha mẹ nên tư vấn cho bé trong việc chọn lựa bạn bè một cách khôn ngoan. Nếu bé có những người bạn không sử dụng ma túy, trốn học, hút thuốc lá hoặc nói dối cha mẹ, bé sẽ không làm những việc như vậy cho dù bé thấy những đứa trẻ khác làm. Cha mẹ nên cố gắng giúp đỡ nếu bé thấy một người bạn đang gặp khó khăn trong việc kháng cự lại áp lực từ bạn bè nhé. Một câu nói đơn giản “tôi đang ở bên bạn, chúng ta cùng đi nào” sẽ góp phần tạo nên sức mạnh giúp bé chống cự lại sức ép này đấy.

Ngoài ra cha mẹ ứng xử một cách khéo léo khi bé phải một mình đối mặt với những áp lực xấu từ bạn bè. Chẳng hạn, nếu bé đang phải đối mặt với áp lực từ những người bạn xấu khi ở một mình, bé hãy cố gắng giữ bình tĩnh vì có nhiều cách để thoát khỏi tình trạng này, và bé nên nói chuyện với một người mà trẻ tin tưởng. Việc đơn giản bé cần làm là giữ khoảng cách, nói “không” và tránh xa những người gây áp lực cho bé. Bé nên tìm và chọn những người bạn mới, tốt nhất là bạn chung lớp để có thể tìm hiểu dễ dàng và chơi cùng nhau.

Đừng cảm thấy tội lỗi nếu bé đã phạm một hoặc hai sai lầm. Nói chuyện với cha mẹ, giáo viên hoặc nhân viên tư vấn nhà trường sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn và có những chuẩn bị cần thiết để sẵn sàng đối mặt với các áp lực từ bạn bè trong khoảng thời gian tiếp theo đấy.



  • nghethuatamnhacsaigon.com

Đọc thêm:

  1. Edward L. Schor, MD, FAAP,  2004, Caring for Your School-Age Child Ages 5 to 12, 3th edn, American Academy of Pediatrics, USA
  2. Dealing with peer pressure. Đọc thêm tại: <http://kidshealth.org/kid/feeling/friend/peer_pressure.html#>. [Ngày 22 tháng 1 năm 2015].
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com