Khi mang thai tháng thứ 4 cũng là thời điểm mẹ bắt đầu cảm nhận những cử động của thai nhi trong bụng mẹ. Nhưng thai nhi cử động bao nhiêu lần là bình thường và kiểm tra cử động của thai nhi tháng thứ 4 như thế nào? Các mẹ đọc bài viết để hiểu rõ hơn nhé!
>> Các mẹ bầu ở Hà Nội thường tìm đến những địa chỉ nào để khám thai nhỉ?
Bụng bầu 4 tháng to như thế nào?
Nhiều mẹ thắc mắc: “Mang thai tháng thứ 4 bụng đã to chưa?”
Câu trả lời là to rồi đấy mẹ. Bên cạnh kết quả thử thai dương tính, kết quả siêu âm thì bụng bầu 4 tháng của mẹ đã trở nên to và cồng kềnh hơn hẳn. Điều này đồng nghĩa với việc không gian cho bé “tung hoành” cũng thông thoáng hơn nhiều và mẹ sẽ sớm cảm nhận được cử động thai nhi mỗi khi bé có di chuyển hoặc cử động.
Tuy nhiên, rất ít mẹ mang thai, đặc biệt là những người sinh con so – cảm nhận được những cái đạp đầu tiên hoặc nhịp tim của bé khi bắt đầu giai đoạn mang thai tháng thứ 4. Mặc dù phôi thai bắt đầu có những cử động tự phát từ tuần thứ 7, tuy nhiên những cử động của con là từ đôi tay và đôi chân rất nhỏ, vì vậy sự cử động này không thật sự rõ ràng với các mẹ cho đến mãi sau này.
Khi mẹ nhận thấy bé con đang cử động!
Những cảm nhận đầu tiên của mẹ về sự sống bé bỏng trong bụng có thể xảy ra bất cứ lúc nào giữa tuần thứ 14 và 26 của thai kỳ, nhưng trung bình là từ tuần 18 đến tuần thứ 22.
Các mẹ đã từng mang thai dễ dàng nhận ra chuyển động của con sớm hơn so với người mang thai đứa con đầu lòng, vì đã biết cảm giác như thế nào cộng với việc tử cung và cơ bụng của mẹ nhạy cảm hơn nên dễ dàng cảm nhận được cái đạp hơn.
Còn với mẹ có thân hình mảnh mai có thể nhận thấy từ rất sớm các cử động nhẹ của con, trong khi đối với mẹ có nhiều mỡ bụng có thể không cảm nhận được các cử động ấy cho đến mãi sau này khi những cử động trở nên mạnh mẽ hơn. Vị trí của nhau thai cũng có thể có vai trò trong việc cảm nhận cử động của con sớm hay muộn (nếu nhau thai nằm ở phía trước có thể làm giảm cảm nhận và làm cho mẹ lâu cảm nhận được cú đạp của con hơn).
Còn một số mẹ không nhận thấy bé con cử động có thể do tính nhầm tuổi thai. Trong trường hợp khác, mẹ không cảm nhận được sự cử động của thai nhi tháng thứ 4 cũng có thể do mẹ bị đầy hơi và sôi bụng khi tiêu hóa thức ăn.
Mẹ cảm nhận được cử động của thai nhi 4 tháng như thế nào?
Thực ra để diễn tả cũng như cảm nhận được cảm giác này khá khó. Có thể mẹ sẽ cảm thấy như một sự rung nhẹ (giống như cảm giác bồn chồn trong bụng khi mẹ đang lo lắng), cũng có thể là một cơn xoắn vặn trong bụng, một cú huých nhẹ hoặc thậm chí giống như cảm giác khi mẹ đang đói cồn cào.
Có thể cử động thai sẽ có cảm giác giống như bị sôi bụng – hoặc cảm giác “ruột gan đảo lộn” như khi mẹ đi tàu lượn.
Và dù mẹ có cảm thấy như thế nào, chắc chắn mẹ sẽ rất vui khi biết được cảm giác đó là do con “gây” ra ^^.
Vậy mang thai tháng thứ 4 thai nhi cử động bao nhiêu lần là bình thường?
Trong giai đoạn sớm của thai kỳ, mẹ có thể chỉ cảm nhận được một vài cử động nhẹ đầu tiên của thai nhi mà thôi (còn gọi là thai máy). Thường thì con sẽ năng động nhất trong khoảng từ 9 giờ tối đến 1 giờ sáng, là khoảng thời gian mà mẹ chuẩn bị đi ngủ. Điều này thường do việc thay đổi nồng độ đường trong máu của mẹ.
Ngoài ra con cũng có thể phản ứng lại với âm thanh hay sự động chạm, và có thể đạp cả vào lưng bố nếu như khi ngủ mẹ ôm bố chặt quá đấy.
Nhưng khi em bé của mẹ càng lớn – thường thì đến khoảng cuối tam cá nguyệt thứ 2 – con sẽ có xu hướng đạp ngày một mạnh hơn và thường xuyên hơn. Các nguyên cứu cho thấy khi đến tam cá nguyệt thứ 3 của thai kỳ mẹ có thể cảm thấy cử động của thai nhi khoảng 30 lần mỗi giờ.
Mẹ có phải kiểm tra cử động thai không?
Một khi con đã bắt đầu cử động trong bụng mẹ (thường ở tuần thứ 28), một số bác sĩ khuyên rằng mẹ nên để ý tới những cử động của con như những cú đạp, huých và đấm nhẹ để chắc rằng con vẫn đang phát triển bình thường.
Để đếm cử động của thai nhi tháng thứ 4, mẹ hãy chọn một thời điểm mà con năng động nhất (thường là ngay sau khi mẹ ăn xong), lựa chọn một tư thế thật thư giãn như ngồi trên ghế dựa hay nằm nghiêng một bên để đếm. Hãy canh khoảng thời gian mà con thực hiện được 10 cử động, thông thường mẹ phải cảm nhận được ít nhất 10 cử động thai nhi trong vòng 2 tiếng.
Nếu như mẹ không cảm thấy con cử động đủ 10 lần trong 2 tiếng hãy thử lại vào một khoảng thời gian khác trong ngày. Nếu con vẫn tiếp tục không cử động đủ hoặc không năng động như thường ngày, hãy gọi cho bác sĩ để kiểm tra nhịp tim và cử động của con mẹ nhé.
Nếu như không cảm nhận được cử động thai nhi thì sao?
Nếu mẹ mang thai chưa được 25 tuần và chưa cảm thấy cử động của thai nhi, hoặc nếu mẹ không chắc có phải là cử động thai hay không, mẹ đừng hoảng sợ quá nhé.
Khi con lớn hơn, mẹ sẽ dễ dàng phân biệt được đâu là cử động của con trong bụng mình. Mẹ cũng sẽ biết được vào khoảng thời gian nào trong ngày con năng động nhất. Một số bé chỉ là ít năng động hơn các bé khác mà thôi.
Nếu con không cử động có thể do con đang ngủ. Mẹ có thể sẽ cảm nhận được ít cử động của thai nhi hơn ở khoảng tuần thứ 32 do con đã lớn và không gian trong tử cung mẹ chật chội hơn khiến con khó di chuyển.
Nếu con vẫn đang cử động thường xuyên trước đó, sau đó mẹ không thấy con cử động ít nhất 10 lần trong vòng 2 tiếng, hoặc cử động của con giảm rõ rệt, hãy đến bác sĩ ngay.
Còn đây là thời gian cử động của thai nhi
Mẹ có thể tham khảo những mục dưới đây để áp dụng cho mình:
- Tuần thứ 12: Thai nhi có thể bắt đầu di chuyển, nhưng mẹ chưa thể cảm nhận được gì vì con còn quá nhỏ.
- Tuần thứ 16: Một số mẹ có thể cảm nhận được bụng hơi cồn cào một chút. Điều này có thể do khí gas hoặc do con đang cử động.
- Tuần thứ 20: Vào thời gian này mẹ có thể bắt đầu thấy những cử động thoáng qua của con một cách rõ ràng hơn.
- Heidi Murkoff & Sharon Mazel, 2008, What to expect when you’re expecting, 4th edn, Workman Publishing, USA.
- Feeling your baby kick. Đọc thêm tại: <http://www.webmd.com/baby/fetal-movement-feeling-baby-kick>. [Ngày 9 tháng 8 năm 2015].