Mang thai

Kiểm soát tiểu đường thai kỳ như thế nào?

Kiểm soát tiểu đường thai kỳ như thế nào? Nhiều mẹ bầu cảm thấy hoang mang và nghĩ ngay đến tiểu đường thai kỳ ngay khi bác sĩ báo có đường trong nước tiểu. Thế nhưng, đường trong nước tiểu cao chưa hẳn là dấu hiệu tiểu đường thai kỳ đâu ạ, mẹ tham khảo bài viết để tránh sự nhầm lẫn này nhé.

>> Để tiểu đường thai kỳ không còn là nỗi lo của mẹ bầu!

Sự khác biết giữa tiểu đường thai kỳ và có đường trong nước tiểu

Hormone insulin điều chỉnh nồng độ đường trong máu của mẹ và đảm bảo rằng có đủ đường được hấp thụ vào các các tế bào cơ thể để cần thiết cho sự nuôi dưỡng.

Thai kỳ gây nên cơ chế kháng insulin (nhằm đảm bảo đủ lượng đường lưu hành trong máu mẹ để nuôi dưỡng thai nhi của mình), tuy nhiên, đôi khi các tác dụng kháng insulin quá mạnh mẽ khiến chúng giữ lại trong máu lượng đường nhiều hơn mức cần thiết, nhiều hơn cả mức mà thận có thể xử lý được. Và kết quả là lượng đường thừa này sẽ “đổ” vào nước tiểu.

Đường trong nước tiểu là một tình trạng phổ biến trong thai kỳ, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ hai (3 tháng giữa thai kỳ) khi các tác dụng kháng insulin tăng. Trong thực tế, gần một nửa số phụ nữ mang thai có một ít đường trong nước tiểu tại một số thời điểm khi mang thai.

Với hầu hết các mẹ, cơ thể sẽ phản ứng với việc lượng đường trong máu tăng bằng cách sản sinh thêm insulin, điều này giúp loại trừ tình trạng dư thừa quá mức lượng đường trong lần khám tiếp theo. Do đó, có thể lần khám này bác sĩ cho biết lượng đường trong nước tiểu của mẹ tăng cao, nhưng lần khám tiếp theo, các chỉ số xét nghiệm lại trở về mức hoàn toàn bình thường! kiểm soát tiểu đường thai kỳ

Kiểm soát tiểu đường thai kỳ ở tháng thứ 4 như thế nào?

Tránh nhầm lẫn tiểu đường và tình trạng nước tiểu có đường để kiểm soát tiểu đường thai kỳ đúng cách nhé

Nhưng với một số phụ nữ khác, đặc biệt là những người bị tiểu đường hay có khả năng bị bệnh tiểu đường (do tiền sử gia đình, do tuổi tác hoặc trọng lượng của họ), những người này không thể sản xuất đủ insulin để xử lý sự gia tăng lượng đường trong máu, hoặc cơ thể họ không sử dụng hiệu quả lượng insulin mà cơ thể sản xuất.

Cho dù là nguyên nhân gì, những phụ nữ này vẫn tiếp tục có nồng độ đường cao trong cả máu và nước tiểu. Với những mẹ trước đây không bị bệnh tiểu đường, tình trạng tiểu đường do mang thai được gọi là tiểu đường thai kỳ. Kiểm soát tiểu đường thai kỳ

>> Biết sớm bệnh tiểu đường thai kỳ để tránh những biến chứng không mong muốn

Nguy cơ tiểu đường thai kỳ là gì? kiểm soát tiểu đường thai kỳ

Mẹ có nguy cơ bị bệnh tiểu đường thai kỳ nếu:kiểm soát tiểu đường thai kỳ

  • Bị béo phì khi mang thai kiểm soát tiểu đường thai kỳ
  • Bị huyết áp cao hoặc các biến chứng y tế khác
  • Đã từng sinh con nặng cân (nặng hơn 4kg)
  • Đã sinh con bị chết non hoặc bị các dị tật bẩm sinh nhất định
  • Đã bị tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước
  • Có tiền sử gia đình bị tiểu đường kiểm soát tiểu đường thai kỳ
  • Mẹ trên 30 tuổi.kiểm soát tiểu đường thai kỳ

Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là phân nửa số phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ lại không có yếu tố nguy cơ nào cả.

Khi mang thai vào khoảng tuần thứ 28, mẹ sẽ được xét nghiệm sàng lọc glucose để kiểm tra bệnh tiểu đường thai kỳ (những người có nguy cơ cao có thể sẽ được xem xét sớm hơn). Cho đến lúc đó, dù được chẩn đoán là đường trong nước tiểu cao, mẹ cũng đừng quá lo lắng nhé. kiểm soát tiểu đường thai kỳ

Kiểm soát tiểu đường thai kỳ ở tháng thứ 4 như thế nào hình ảnh 2

Mẹ sẽ được xét nghiệm sàng lọc glucose để kiểm tra bệnh tiểu đường thai kỳ

Kiểm soát tiểu đường thai kỳ bằng cách nào?

Ở một số phụ nữ, tiểu đường thai kỳ không thể ngăn chặn được. Nhưng các mẹ có thể làm giảm nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ bằng cách: kiểm soát tiểu đường thai kỳ

  • Chế độ dinh dưỡng lành mạnh: Chọn thực phẩm ít chất béo và calo. Tập trung vào các loại trái cây, rau và ngũ cốc. Phấn đấu nhiều để giúp đạt được mục tiêu mà không làm ảnh hưởng đến mùi vị hoặc dinh dưỡng.
  • Tăng cường hoạt động thể chất thay vì nằm dài 1 chỗ. Tập thể dục trước và trong khi mang thai cho thấy để giúp bảo vệ chống lại phát triển bệnh tiểu đường thai kỳ. Mục tiêu trong 30 phút hoạt động thể chất vừa phải mỗi ngày. Hãy đi bộ nhanh mỗi ngày. Đạp xe . Bơi vòng. Nếu  không thể phù hợp trong một tập luyện lâu dài, phá vỡ nó thành phiên nhỏ hơn suốt cả ngày.
  • Cần kiểm soát cân nặng tốt. Trọng lượng mất mát trong khi mang thai thường không được khuyến khích. Nhưng nếu đang lập kế hoạch trước, giảm cân có thể giúp có một thai kỳ khỏe mạnh. Tập trung vào những thay đổi thường xuyên để ăn uống và thói quen tập thể dục. Động viên bản thân bằng cách ghi nhớ những lợi ích của trọng lượng mất đi, như một trái tim khỏe mạnh, năng lượng nhiều hơn và lòng tự trọng cải tiến. kiểm soát tiểu đường thai kỳ

Kiểm soát tiểu đường thai kỳ ở tháng thứ 4 như thế nào hình ảnh 3

Kiểm soát tiểu đường thai kỳ hiệu quả nhờ chế độ dinh dưỡng lành mạnh

Nếu mẹ đã từng bị tiểu đường thai kỳ, mẹ có nguy cơ sẽ lại bị một lần nữa trong những lần mang thai sau. Ngoài ra, mẹ cũng có nguy cơ bị bệnh tiểu đường loại 2 – một loại bệnh tiểu đường lâu dài. Một trong những cách tốt nhất để ngăn ngừa phát triển bệnh tiểu đường thai kỳ là giữ trọng lượng cơ thể khỏe mạnh mẹ nhé.

Để có cách kiểm soát tốt trọng lượng, mẹ tham khảo: Thực đơn khoa học dành cho mẹ tiểu đường thai kỳ

Ngoài ra, nếu mẹ đã từng bị tiểu đường thai kỳ, mẹ cần tránh các loại thuốc tăng mức đề kháng insulin, chẳng hạn như thuốc nicotinic axit và thuốc glucocorticoid (ví dụ như prednisone và dexamethasone).



  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Heidi Murkoff & Sharon Mazel, 2008, What to expect when you’re expecting, 4th edn, Workman Publishing, USA.
  2. Gestational Diabetes — the Basics. Đọc thêm tại: <http://www.webmd.com/baby/guide/understanding-gestational-diabetes-basics>. [Ngày 28 tháng 07 năm 2015]
  3. Prevent diabetes during pregnancy. Đọc thêm tại: <http://www.webmd.com/diabetes/guide/gestational-diabetes-prevention>. [Ngày 3 tháng 08 năm 2015]
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com