Mang thai

Có nên chụp X quang khi mang thai tháng thứ 4?

Chụp X quang khi mang thai tháng thứ 4 có rủi ro rất thấp, vì vậy, nếu rơi vào trường hợp cần thiết phải sử dụng kỹ thuật này, bác sĩ vẫn sẽ cho phép mẹ thực hiện.

Chụp X quang khi mang thai có được áp dụng rộng rãi?

Để an toàn hơn, những kiểm tra nha khoa hoặc bất kỳ kiểm tra hình ảnh nào bằng tia X quang (hay CT scan) thường sẽ được hoãn lại cho đến sau khi sinh. Bác sĩ có thể chỉ định một chẩn đoán hình ảnh khác như siêu âm.

Co-nen-chup-x-quang-khi-mang-thai-thang-thu-4-hinh-anh1

Nếu có thể, bác sĩ thường tiến hành siêu âm cho mẹ bầu thay vì chụp X quang

Nhưng nếu trong trường hợp chị em phụ nữ mang thai cần chụp X quang nha khoa hay chụp X quang bất kỳ việc bộ phận nào thì hầu hết các bác sĩ sẽ cho phép thực hiện tiến trình này. Đó là vì rủi ro từ việc chụp X quang khi mang thai thật sự rất thấp và thậm chí có thể giảm rủi ro này xuống mức thấp hơn một cách dễ dàng.

Nếu mẹ bầu phải chụp X quang, thai nhi có bị ảnh hưởng?

Theo đại học bức xạ học Hoa Kỳ (American College of Radiology), không có bất kỳ một chẩn đoán X quang có liều bức xạ đáng kể nào đủ để gây hại cho phôi đang phát triển cũng như thai nhi. Chụp X quang khi mang thai không làm tăng nguy cơ sẩy thai hoặc các vấn đề cho thai nhi (như dị tật bẩm sinh, khiếm khuyết về phát triển tâm thần, thể chất) và nguy cơ thai nhi bị nhiễm xạ và có thể phát triển ung thư sau này là cực kỳ thấp.

Nếu khi mang thai mẹ chụp X quang nha khoa – chỉ tác động đến vùng miệng, điều này có nghĩa là tia X sẽ cách xa tử cung của mẹ.

Bên cạnh đó, khi thực hiện một chẩn đoán X quang thông thường ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể thì mẹ cũng sẽ hiếm khi nào nhận lượng bức xạ nhiều như từ việc tắm nắng trên bãi biển trong một vài ngày. Tuy nhiên, tia X sẽ gây hại cho thai nhi trong trường hợp mẹ tiếp xúc với tia X liều lượng cao – liều mà mẹ cực kỳ hiếm có khả năng sẽ tiếp xúc.

co-nen-chup-x-quang-khi-mang-thai-thang-thu-4-hinh-anh 2

Chụp X quang khi mang thai có rủi ro rất thấp nên mẹ đừng lo lắng quá nhé

Ngoài ra, việc tiếp xúc nhiều lần với bức xạ gây hủy hoại tế bào sẽ tăng nguy cơ ung thư và đó là lí do vì sao tia X được dùng với liều thấp nhất có thể cả với người bình thường và phụ nữ mang thai.

>> Chụp X quang khi mang thai có nguy cơ cao không?

Lưu ý cho mẹ chụp X quang khi mang thai tháng thứ 4

Nếu mẹ cần chụp X quang khi mang thai thì hãy tuân theo những hướng dẫn sau đây:

  • Luôn luôn thông báo với bác sĩ đề nghị chụp X quang và kỹ thuật viên thực hiện chụp cho mẹ rằng mẹ đang mang thai, kể cả khi mẹ chắc là họ đã biết.
  • Thực hiện chụp X quang tại cơ sở được cấp giấy phép với đội ngũ kĩ thuật viên lành nghề.
  • Nếu có thể, nên đưa thiết bị chụp đến trực tiếp nơi cần được chụp X quang nhằm giới hạn tối thiểu vùng tiếp xúc với tia bức xạ. Dùng tấm chắn bằng chì để bảo vệ tử cung và tấm chắn tuyến giáp (thyroid collar) nhằm bảo vệ phần cổ của mẹ.
  • Tuyệt đối tuân theo hướng dẫn của kĩ thuật viên, đặc biệt cẩn thận tránh dịch chuyển trong quá trình chụp để không cần phải chụp lại.

Điều quan trọng nhất là nếu mẹ có chụp X quang trước khi mẹ phát hiện ra mình đã mang thai thì cũng đừng lo lắng nhé. Việc này sẽ không có ảnh hưởng gì tới mẹ và cả thai nhi đâu.



  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Heidi Murkoff & Sharon Mazel, 2008, What to expect when you’re expecting, 4th edn, Workman Publishing, USA. P203.
  2. Can I have an X-ray if I’m pregnant?. Đọc thêm tại: <http://www.nhs.uk/chq/Pages/2294.aspx?CategoryID=69&SubCategoryID>. [Ngày 10 tháng 08 năm 2015]
  3. Pregnancy and dental work. Đọc thêm tại: <http://americanpregnancy.org/pregnancy-health/dental-work-and-pregnancy/>. [Ngày 10 tháng 08 năm 2015]
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com