Chăm sóc bà bầu

Người khuyết tật mang thai: Niềm vui còn nhiều thử thách!

Người khuyết tật có nên mang thai không? là thắc mắc của nhiều mẹ vì sợ khuyết tật ảnh hưởng đến thai nhi và vì sợ con sinh ra khuyết tật giống mẹ. Tuy nhiên, đó chỉ là suy nghĩ cá nhân và mặc dù hành trình mang thai có lẽ sẽ gian nan nhưng mẹ yên tâm là có rất nhiều bà mẹ khuyết tật đã trở thành người mẹ tốt với đứa con khỏe mạnh. Vậy nên đừng từ bỏ mong ước “LÀM MẸ”, nhưng có lẽ niềm vui có con sẽ còn nhiều thách thức, hãy sẵn sàng tinh thần mẹ nhé!

Người khuyết tật có nên mang thai không?

Nhiều phụ nữ khuyết tật thường rất lo lắng khi mang thai bởi họ không biết cơ thể mình sẽ thay đổi như thế nào, sinh hoạt hàng ngày sẽ khó khăn ra sao khi thai nhi ngày một lớn. Đặc biệt đối với những phụ nữ khuyết tật có vóc dáng quá nhỏ bé, những người mắc các vấn đề về hô hấp hay tim mạch thì sự lo lắng đôi khi còn trở thành nỗi ám ảnh.

Một số phụ nữ nhạy cảm có thể sẽ còn cảm thấy tổn thương hay sợ hãi khi gặp bác sĩ sau khi trải qua giai đoạn khó khăn khá dài trong quá khứ. Vậy người khuyết tật có nên mang thai không?

Câu trả lời là có đấy, tuy nhiên bạn cần vạch ra tất cả những rủi ro có thể xảy ra suốt hành trình mang thai và để làm được điều này bạn cần nắm rõ về dạng khuyết tật của mình để từ đó sẵn sàng các giải pháp cũng như có cách xử lý thích hợp nếu điều đó chẳng may xảy ra.

Một điều nữa bạn nên biết là có rất rất nhiều bà mẹ đã hoàn thành tốt mong muốn “Làm mẹ” của mình mặc dù có thể họ đã trải qua quá trình mang thai và sinh con khá gian nan. Nhưng tôi nghĩ bạn cũng có thể làm được nếu bạn thực sự mong muốn có con. Đừng từ bỏ mong muốn của mình, “cái đích” đang chờ bạn ở bên kia thử thách.

Người mẹ khuyết tật có nên mang thai không

Người khuyết tật vẫn có thể làm mẹ

Mẹ bị khuyết tật có ảnh hưởng đến bé?

Tuy các mẹ khuyết tật dễ gặp các vấn đề như nhiễm trùng thận, khó tiểu, hồi hộp, đổ mồ hôi, thiếu máu và co thắt cơ do mang thai nhưng không có bằng chứng nào cho thấy thai nhi sẽ phát triển một cách bất thường khi mẹ bị chấn thương tủy sống (và cả những người bị khuyết tật thể chất không phải do di truyền hoặc bệnh toàn thân). Vì thế, hãy yên tâm dưỡng thai và chuẩn bị chào đón thiên thần nhỏ thật vui vẻ các mẹ nhé.

Xử lý các vấn đề khi mang thai

Điều đầu tiên cần làm là chọn bác sĩ giỏi. Cũng giống như tất cả mẹ bầu khác, mẹ bị khuyết tật có thể cũng nằm trong nhóm sản phụ có rủi ro nguy hiểm cao khi mang thai, vì vậy, các mẹ nên tìm một bác sĩ có chuyên môn cao và đã có nhiều kinh nghiệm trong những trường hợp tương tự.

Điều này không quá khó vì ngày nay, nhiều bệnh viện đang phát triển đội ngũ chuyên môn có tay nghề trong việc chăm sóc người khuyết tật mang thai. Còn nếu như tại địa phương nơi các mẹ sống không có sẵn các dịch vụ hay bác sĩ như vậy, hãy chọn một bác sĩ sẵn lòng học hỏi và hỗ trợ gia đình mình cả về mặt chuyên môn lẫn tinh thần mẹ nhé!

Tùy theo dạng khuyết tật thể chất mà bác sĩ có thể bổ sung thêm các biện pháp giúp mẹ mang thai ổn định và an toàn hơn.

Kiểm soát tốt cân nặng. Các mẹ cần nhớ rằng việc kiểm soát cân nặng trong mức cho phép sẽ giúp cơ thể không bị chèn ép quá mức.

>> Mang thai 3 tháng đầu cân nặng của mẹ nên tăng hay ổn định?

>> Bí quyết kiểm soát tốt cân nặng khi mang thai 3 tháng đầu

>> Cách kiểm soát cân nặng khi mang thai tháng thứ 4

>> Mang thai tháng thứ 8: Mẹ tăng cân có làm việc sinh em bé khó khăn?

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý cũng góp phần cải thiện thể chất và làm giảm nguy cơ xảy ra các biến chứng khi mang thai. Bởi ăn uống đúng cách là trợ thủ đắc lực giúp mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh đấy. Mẹ xem thêm những gợi ý xây dựng khẩu phần dinh dưỡng cho bà bầu bên dưới để “update” lại chế độ dinh dưỡng của mình nhé!

>> Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu: Ăn bao nhiêu là đủ?

>> Những loại rau củ bà bầu cần bổ sung

>> 9 Nguyên tắc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bà bầu

>> Gợi ý chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong 9 tháng thai kỳ

Người mẹ khuyết tật có nên mang thai không hình ảnh 2

Mẹ bầu nên bổ sung sắt và acid folic vào chế độ dinh dưỡng của mình

Duy trì tập thể dục cũng rất quan trọng giúp mẹ có đủ sức khoẻ để vượt cạn. Các phương pháp trị liệu bằng nước cũng hữu dụng và an toàn cho các mẹ bị tổn thương tủy sống.

>> Tập thể dục khi mang thai tháng thứ 4 đúng cách

>> Linh hoạt trong việc tập thể dục khi mang thai

>> Tập thể dục khi mang thai cần lưu ý điều gì?

>> Những bài tập thể dục cực tốt cho bà bầu

Hãy đảm bảo rằng các mẹ đã có một phương án đề phòng tình huống mẹ trở dạ tại nhà mà chung quanh không có ai nhé. Hoặc các mẹ cũng có thể nhập viện sớm hơn để tránh gặp phải các vấn đề trên đường đến bệnh viện như kẹt xe… Đội ngũ y tế của bệnh viện cũng phải được chuẩn bị chu đáo khi các mẹ cần gì thêm.

Mẹ khuyết tật sinh thường hay sinh mổ?

Hầu hết các trường hợp đều có thể sinh thường, nhưng một số mẹ có thể sẽ gặp phải các vấn đề đặc biệt khác. Ví dụ như tổn thương tủy sống khiến cho mẹ không cảm thấy cơn đau khi tử cung co thắt báo hiệu sinh.

Do đó, nếu mẹ là người khuyết tật, mẹ cần quan sát và chú ý nhiều hơn các mẹ bầu thông thường khác về những dấu hiệu sắp sinh, chẳng hạn như có xuất hiện máu màu hồng hoặc nâu không (dân gian còn gọi là ra mè tây)? hoặc có bị rỉ ối không?…

Vài dấu hiệu sắp sinh dưới đây mẹ nên nắm rõ:

>> Các dấu hiệu chuyển dạ ở kỳ chuyển dạ đầu

>> Các dấu hiệu chuyển dạ ở kỳ chuyển dạ tích cực

>> Các dấu hiệu chuyển dạ ở kỳ chuyển dạ chuyển tiếp

Do vậy, nếu mẹ bị khuyết tật và đang mang thai hay dự tính có thai cũng đừng lo lắng quá nhé, chỉ cần ăn uống đầy đủ và điều độ thì thai nhi sẽ phát triển khỏe mạnh à. Dù bản thân có như thế nào nhưng bạn vẫn là người mẹ và là chỗ tựa vững chắc cho con sau này, vậy nên bạn đừng lo lắng quá mà hãy hoàn thành tốt vai trò người mẹ nhé!

Những thay đổi giúp mẹ khuyết tật chăm sóc con dễ dàng

Làm cha mẹ luôn luôn là một thử thách. Trong những tuần đầu sau sinh, thử thách cho cả hai vợ chồng có thể còn nhiều hơn so với những gì các mẹ tưởng tượng, đặc biệt với những mẹ khuyết tật. Sẽ có rất nhiều thay đổi và rất nhiều khó khăn mà hai vợ chồng cần vượt qua khi em bé ra đời.

Trăn trở của người mẹ khuyết tật khi mang thai hình ảnh 3

Làm cha mẹ luôn là thử thách, đặc biệt với những mẹ khuyết tật

Một vài mẹo nhỏ sau đây có thể giúp việc chăm sóc con dễ dàng hơn ngay cả khi các mẹ đang phải ngồi trên xe lăn.

  • Thay đổi và sửa san lại tổ ấm là điều cần thiết để chuẩn bị chào đón bé yêu ra đời. Nên thiết kế lại các loại bàn tủ trong gia đình để mẹ có thể sử dụng thuận tiện. Đồng thời, cũi của em bé nên có một bên thấp để mẹ có thể đặt hay bế bé dễ dàng hơn.
  • Việc cho con bú sữa mẹ giúp cuộc sống sau khi sinh trở nên đơn giản hơn vì các mẹ sẽ không phải chạy vào nhà bếp để chuẩn bị bình sữa, nước ấm và không phải đi mua sữa.
  • Nếu muốn tự tay tắm cho bé yêu thì bồn tắm phải được thiết kế sao cho thuận tiện với các mẹ đang ngồi trên xe lăn.
  • Ngoài ra, việc đặt bé trên túi địu hay dây đeo là cách thuận tiện nhất để giữ bé, giúp các mẹ rảnh tay hơn để làm việc khác đấy.
  • Hãy tham gia các nhóm hỗ trợ người khuyết tật mang thai tại địa phương hay một cộng đồng trên mạng, điều này giúp các mẹ khuyết tật đồng cảm, dễ dàng trao đổi với nhau những kinh nghiệm, và nhận được những lời khuyên bổ ích từ những bà mẹ khác.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn chọn được đáp án “người khuyết tật có nên mang thai không?” Đừng từ bỏ mong muốn có con nếu bạn thực sự muốn nhé!



  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Heidi Murkoff & Sharon Mazel, 2008, Những gì mong đợi khi bạn đang mong đợi , edn 4, Workman xuất bản, USA.
  2. Mang thai và disabilit . Tham khảo tại: <https://www.rcn.org.uk/__data/assets/pdf_file/0010/78733/003113.pdf>. [Ngày 08 tháng 05 năm 2015]
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com